LỊCH SỬ TRUNG QUỐC 5000 NĂM
TẬP 3
Lâm Hán Đạt & Tào Dư Chương
www.dtv-ebook.com
Xung Thiên Đại Tướng Quân Hoàng Sào
Cuối triều Đường, qua hỗn chiến phiên trấn, hoạn quan chuyên quyền
và các quan trong triều chia bè phái, đấu tranh kèn cựa nhau, nên triều
chính hết sức hỗn loạn. Đường Tuyên Tông có thể được coi là 1 hoàng đế
tương đối sáng suốt, nhưng cũng không thể xoay chuyển được cục diện.
Sau khi Đường Tuyên Tông mất, 2 hoàng đế lần lượt kế vị là Đường Ý
Tông Lý Thôi (làm vua từ 860-874) đều say mê hoan lạc, chìm đắm trong
cuộc sống xa hoa thối nát tới cùng cực. Hoàng thất, quan liêu, địa chủ tăng
cường bóc lột nông dân, thuế má ngày càng nặng, lại thêm thiên tai liên
tiếp; nông dân phá sản, lưu tán khắp nơi. Nhiều người không chịu nổi cảnh
bị bóc lột tàn tệ, liền tổ chức nhau lại vùng lên phản kháng.
Năm Đường Ý Tông lên ngôi (860), ở vùng Triết Đông nổ ra cuộc
khởi nghĩa, từ 100 người phát triển tới 3 vạn, duy trì cuộc chiến đấu suốt 8
tháng, làm rung động cả Việt Châu (trị sở ở Thiệu Hưng, Triết Giang ngày
nay). 8 năm sau, 800 binh sĩ đồn trú tại Quế Lâm, vốn đại đa số có quê
quán ở Từ Châu, vì đã hết hạn mà quan trên không cho về, liền giết luôn kẻ
chỉ huy, cử Bàng Huân làm thủ lĩnh, phát động khởi nghĩa. Họ từ Quế Lâm
tiến quân lên phía bắc, tiến về quê hương. Dọc đường tiến quân và vùng
quanh Từ Châu, nông dân rầm rộ hưởng ứng. Khi tới Từ Châu, đội ngũ đã
phát triển tới 20 vạn quân. Hai cuộc khởi nghĩa trên đều bị quân triều đình
đè bẹp, nhưng tinh thần phản kháng của nông dân ngày càng cao, qui mô
của những cuộc khởi nghĩa sau này cũng ngày càng lớn. Cuối triều Đường,
muối bị đánh thuế rất nặng, thương nhân lại đầu cơ nâng cao giá, nên nông
dân không có muối ăn, nhiều người phải ăn nhạt. Nhiều nông dân nghèo