LỊCH SỬ TRUNG QUỐC 5000 NĂM
TẬP 4
Lâm Hán Đạt & Tào Duy Chương
www.dtv-ebook.com
Lý Nham Và Hồng Nương Tử
Khi Lý Tự Thành rời Thương Lạc, tới Hà Nam thì vùng Hà Nam đang
bị hạn hán lớn, hàng ngàn hàng vạn dân đói lang thang trên đường. Khi Lý
Tự Thành vừa tới, dân nghèo nghe nói Sấm Vương đã xuống núi, đều đua
nhau tới xin theo. Một hôm, 1 toán dân đói dẫn đầu là 1 thanh niên có dáng
thư sinh đi tìm Sấm vương, Lý Tự Thành hỏi han biết được thanh niên đó
là Lý Nham (còn có tên là Lý Tín), vừa được mọi người cứu ra khỏi nhà lao
huyện Kỷ. Lý Nham vốn là 1 con nhà giàu ở huyện Kỷ. Mấy năm trước,
trong vùng có thiên tai nặng, nhiều nông dân không có lương ăn. Lý Nham
lấy lương thực trong gia đình ra tiếp tế cho họ. Hành động đó là ít thấy đối
với 1 người nhà giàu. Vì vậy, người nghèo kính trọng nhân cách của ông,
đều gọi ông là "Lý công tử". Huyện Kỷ gặp thiên tai liên tiếp, người nghèo
bị dồn tới mức khó mà sống nổi. Nhưng quan huyện vẫn cử sai dịch tới bắt
họ nộp tô, nộp thuế. Lý Nham sợ xảy ra chuyện không hay, liền đến gặp
viên quan huyện họ Tống, khuyên ông ta tạm dừng việc thu thuế và trích 1
số lương thực của công ra cấp cho dân nghèo.
Quan huyện trả lời: "Cấp trên thúc ta nộp gấp lương nuôi quân, mà
thúc rất gấp, ta không thu tô thu thuế thì lấy gì để nộp. Thêm nữa, lương
thực trong kho công đã cạn, lấy gì mà cấp cho dân đói. Nếu thương họ, thì
mấy nhà giàu các anh mở kho ra mà cho họ".
Lý Nham thấy quan huyện không chấp nhận đề nghị, liền về nhà, mở
kho lương thực, chia hơn 200 thạch (thạch = 103,35 lít) lương cho dân đói.
Dân đói thấy Lý công tử cho lương, đều rất phấn chấn, nhưng người đói