thua, liền bảo Cừu Loan không được chống lại. Kết quả, quân Đạt Đán
cướp đi rất nhiều người, súc vật và tài sản, chất đầy xe rồi chở đi. Mười
mấy vạn quân Minh xung quanh kinh thành vẫn không động tĩnh gì. 1 năm
sau, Cừu Loan lại câu kết với Yểm Đáp, chuẩn bị giảng hòa với Đạt Đán.
Sự kiện đó khiến 1 số đại thần chính trực căm phẫn, đặc biệt là binh bộ
viên ngoại lang Dương Kế Thịnh. Dương Kế Thịnh, quê ở Dung Thành,
Bảo Định, xuất thân nghèo khó. Năm ông lên 7 tuổi thù mẹ mất. Bị mẹ kế
rất nghiệt ngã, bắt ông đi chăn bò. Khi chăn bò qua 1 trường tư thục, thấy
các bạn nhỏ cùng thôn được đọc sách thì rất thích. Về nhà, ông nài nỉ người
anh cho mình đọc sách. Người anh nói: "Em còn bé quá, đọc được sách
gì?".
Dương Kế Thịnh nói: "Em chăn bò được, sao lại không đọc sách
được?". Cha ông thấy ông có chí, liền cho ông vừa học chữ, vừa chăn bò.
Quả nhiên, ông tiến bộ rất nhanh. Sau này, ông dự thi, đỗ tiến sĩ, được
nhiều đại thần trong kinh thành quý trọng. Dương Kế Thịnh vốn nhân cách
chính trực, thấy hành động làm mất chủ quyền, nhục quốc thổ của Nghiêm
Tung, của Cừu Loan thì không sao chịu nổi. Ông dâng sớ lên Minh Thế
Tông, chống lại việc nghị hòa, mong triều đình xây dựng lực lượng, luyện
binh tuyển tướng để chống lại Đạt Đán. Minh Thế Tông xem sớ tấu, có hơi
suy nghĩ, nhưng bị bọn Cừu Loan xúc xiểm. Liền giáng chức và điều
Dương Kế Thịnh đi làm điển sứ ở Địch Đạo (nay là Lâm Thao, Cam Túc).
Dương Kế Thịnh đến Địch Đạo, không hề chán nản. Thấy dân ở đây là dân
tộc thiểu số, không biết chữ, ông liền chọn hơn 100 thanh niên, tập trung lại
mời thầy dạy chữ cho họ. Học sinh nào không có tiền, ông bán cả ngựa và
quần áo của vợ con mình lấy tiền giúp đỡ họ. Nhân dân địa phương vô
cùng yêu quý ông, đều gọi ông là "Dương phụ" (cha Dương).
Sau khi Dương Kế Thịnh bị biếm trích, triều Minh và Đạt Đán giảng
hòa, cùng thông thương. Nhưng không lâu sau, Yểm Đáp phá hoại hòa ước,
nhiều lần tiến quân vào biên giới. Mật mưu của Cừu Loan bị bại lộ, hắn sợ
hãi phát bệnh rồi chết. Lúc đó, Minh Thế Tông mới thấy ý kiến Dương Kế