dẹp loạn thành công, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế. Ông bắt tay xây
dựng một bộ máy nhà nước quân chủ trên cơ sở lực lượng đã cùng ông
tham gia dẹp loạn. Tổ chức bộ máy nhà nước đó ra sao, sử sách không chép
rõ. Đại Việt sử ký toàn thư chỉ chép: "Vua lên ngôi, đặt quốc hiệu là Đại Cồ
Việt, dời Kinh ấp về động Hoa Lư, bắt đầu dựng đô mới, đắp thành đào
hào, xây cung điện, đặt triều nghi. Bầy tôi dâng tôn hiệu là Đại Thắng Minh
Hoàng Đế"
37
. Bổ sung vào chính sử, sử gia Lê Văn Hưu ghi rõ hơn: "Mở
nước dựng đô, đổi xưng Hoàng đế đặt trăm quan, lập sáu quân, chế độ gần
đầy đủ..."
38
.
Căn cứ vào những ghi chép rời rạc về hoàng gia và quan chức được
cắt đặt do chính sử để lại, ta có thể hình dung bộ máy nhà nước quân chủ
vương triều Đinh gồm hai bộ phận: hoàng gia và đội ngũ quan lại họp
thành ở triều đình Hoa Lư.
Về hoàng gia có nhà vua, 5 hoàng hậu (Đan Gia, Trinh Minh, Kiểu
Quốc, Cồ Quốc, Ca Ông), 3 hoàng tử (Đinh Liễn, Hạng Lang, Đinh Toàn),
2 công chúa (Minh Châu và một người nữa chưa biết tên) và 2 phò mã
(Ngô Nhật Khánh và Trần Thăng).
Về quan lại gồm: Văn quan: Định Quốc Công, Nguyễn Bặc, Đô hộ
phủ sĩ sư Lưu Cơ, Tăng thống Ngô Chân Lưu, Tăng lục Trương Ma Ni,
Sùng chân uy nghi Đặng Huyền Quang, Sứ quan Trịnh Tú, Nguyễn Thái;
Võ quan: Thập đạo tướng quân Lê Hoàn, Thân vệ tướng quân Phạm Bạch
Hổ, Ngoại giáp Đinh Điền, Vệ úy Phạm Hạp, Đại tướng Phạm Cự Lạng.
Ít nhất trong bộ máy nhà nước quân chủ của vương triều Đinh đã có
sự phân công, phân nhiệm: về văn quan có người quản lý hành chính:
Nguyễn Bặc, tư pháp có Lưu Cơ, về đời sống tâm linh có Tăng Thống,
Tăng Lục; về võ có Tổng chỉ huy toàn quân: Thập đạo tướng quân, coi giữ
cấm quân có Thân vệ tướng quân, quan quân ngoài có Ngoại giáp...
Là nhà nước quân chủ, nhưng Đinh Tiên Hoàng và những người
giúp việc ông dường như xuất phát từ yêu cầu thực tiễn xây dựng đất nước