LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 1 - Trang 107

mà tổ chức, cắt đặt các chức vụ, không dập theo một khuôn mẫu có sẵn như
đã thấy ở nhà nước phong kiến từng xuất hiện lâu đời ở Trung Hoa. Vào
thời đó, Nho học tuy theo chân bọn quan lại đô hộ đã có mặt nhưng chưa
phổ biến, chưa có tác dụng trong thiết chế, xây dựng xã hội từ cơ sở gia
đình cho đến bộ máy nhà nước. Ta thấy một mô hình nhà nước quân chủ
"bản địa", thô phác, dân dã từ tổ chức quản lý công xã mở rộng trên phạm
vi cả nước. Ở đây, hai khối hoàng gia và quan lại gắn kết với nhau theo
quan hệ vua - tôi và thân tộc - một sự mở rộng quan hệ nhà nước - một
thứ quan hệ gắn bó cộng đồng trách nhiệm thiêng liêng, bền chặt trở thành
truyền thống lâu đời của dân tộc. Mẫu hình nhà nước quân chủ "bản địa"
này có những điểm không phù hợp với quan điểm Nho giáo, đã phản ánh
trung thành ý thức độc lập, tự chủ mạnh mẽ của xã hội Đại Cồ Việt mà
Đinh Tiên Hoàng là người tiêu biểu. Điều này được sử gia Lê Văn Hưu - sử
gia thời Trần phê phán, nhân việc vua Đinh lập 5 hoàng hậu: "Tiên Hoàng
không có học vấn kê cứu đời xưa, mà các bề tôi lúc bấy giờ lại không có
người nào biết giúp sửa cho đúng"

39

. "Đời xưa" mà Lê Văn Hưu nói là các

đời Tần, Hán, Đường ở Trung Hoa và "sửa cho đúng" ở đây là đúng với lời
dạy của thánh hiền, đúng với quy tắc lễ nghĩa của Nho giáo. Sử gia Lê Văn
Hưu đã đem cái phổ biến ở thời đại ông - thế kỷ XIV - soi vào điều chưa có
ở thế kỷ X chưa chịu tác động của Nho giáo.

Phải nói ngay rằng mô hình tổ chức quản lý nhà nước phong kiến

Trung Hoa hình thành từ rất sớm và là một sản phẩm của văn hóa, văn
minh. Sức sống và tác dụng của nó đã phát huy ảnh hưởng đến nhiều nước,
trong đó có cả nước quân chủ phong kiến Đại Việt về sau, đặc biệt từ thế kỷ
XV trở đi. Nhưng ở thế kỷ X, quốc gia Đại Cồ Việt vừa thoát khỏi vòng đô
hộ của Trung Hoa đã bằng kinh nghiệm và sức lực của mình tổ chức nên
một bộ máy nhà nước độc lập, tự chủ mang đậm bản sắc của riêng mình.
Đó là một thành tựu lớn, một thắng lợi lớn trên con đường phục hưng đất
nước độc lập, thống nhất vào thế kỷ X. Nhà nước quân chủ của vương triều
Đinh được bàn giao cho vương triều Lê kế tục, tồn tại hơn 40 năm từ năm
968 đến 1009 tại Kinh đô Hoa Lư là sản phẩm của thời đại - thời đại giành

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.