LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 1 - Trang 104

nhỏ đến tình hình mọi mặt của xã hội. Sang đầu thế kỷ X, tổ chức cai trị
của bọn đô hộ đã bị quét sạch, nhưng ảnh hưởng, tác động của nó đến việc
tổ chức quản lý xã hội không phải là nhỏ. Chính quyền Tiết độ sứ mà họ
Khúc, họ Dương kế thừa ở Đại La là bằng chứng. Vả lại, Ngô Quyền sau
thắng giặc, xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa đâu có về quê hương Đường
Lâm hoặc về đất bản bộ ấp Ràng ở Châu Ái (Thanh Hóa)? Đinh Tiên
Hoàng định đô ở Hoa Lư hoàn toàn không phải do ý muốn chủ quan của
mình, mà là do thời thế quy định. Hẳn rằng hơn ai hết, Đinh Tiên Hoàng
biết Cổ Loa là kinh đô cũ của nước Âu Lạc, mà vương triều Ngô đã trở lại,
ông biết Đại La là thủ phủ của Giao Châu, là nơi đô hội, tụ họp của bốn
phương. Cũng như Ngô Quyền, thế và lực chưa cho phép ông đem cái triều
đình của nước Đại Cồ Việt non trẻ đặt vào nơi bằng phẳng, tụ hội nhưng
nhiều "hang hùm, nọc rắn". Còn Cổ Loa thuận tiện giao thông, là trung tâm
cũng như Đại La nhưng trống trải, đóng đô thì được, nhưng khi hữu sự thì
khó bề gìn giữ, bảo vệ.

Vào thế kỷ X, Hoa Lư tuy nhỏ hẹp nhưng ở vào thế hiểm trở, không

phải là ngập trũng, hoang vu, thưa thớt. Lớp văn hóa thời Bắc thuộc được
khai quật hoặc phát hiện tình cờ tại khu vực Hoa Lư, ven sông Hoàng Long
cho biết ít nhất nơi đây đã từng là tụ điểm dân cư đông đúc trên bến dưới
thuyền

36

. Hoa Lư hoàn toàn không ở vị trí hẻo lánh mặc dù có núi non bao

bọc.

Cách Hà Nội khoảng 100 km về phía nam, cách thành phố Ninh

Bình khoảng 10 km về phía tây bắc, Hoa Lư từ thế kỷ X đã nằm ở vị trí ngã
ba đường thủy, bộ quan trọng. Đó là đường thiên lý ra Bắc vào Nam cận kề
phía đông lúc đó còn gần biển, đường thượng đạo qua rừng núi vào thượng
du châu Ái, đường thủy theo sông Hoàng Long ở kề phía bắc theo sông
Đáy đổ ra biển hoặc nối với sông ngòi ở phía đông bắc của đất nước. Bằng
đường giao thông thủy, bộ từ Hoa Lư có thể nhanh chóng tiến ra vùng đồng
bằng châu thổ, theo đường núi rút vào phía Nam hay lên vùng Tây Bắc
thuận tiện. Mặc dù mọi dấu vết, di tích còn lại đến ngày nay hầu hết được
tôn tạo sau này, nhưng cảnh trí thiên nhiên có bàn tay gia cố của con người

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.