Trước hết, ông điều quân dẹp loạn với danh hiệu Vạn Thắng vương,
nhưng sau dẹp loạn thành công, ông lên ngôi vua với danh hiệu Hoàng đế -
Đại Thắng Minh Hoàng đế. Từ vương quyền thời Ngô đến đế quyền thời
Đinh là một bước phát triển vượt bậc trong tư tưởng và hành động của
người đứng đầu đất nước, đồng thời ghi nhận sự khẳng định mạnh mẽ về ý
thức độc lập, tự chủ của Đinh Bộ Lĩnh. Dù nhỏ bé hơn nhiều lần, dù dân số
ít hơn, nhưng đất nước này, giang sơn này đã có lịch sử lâu đời không dễ gì
bị thôn tính. Hơn một nghìn năm bị đô hộ, trải qua các triều đại Hán, Tống,
Tề, Lương, Tùy, Đường mà cuối cùng kẻ thù đô hộ bị quét sạch, đất nước
của người Việt do người Việt quản giữ. Chân lý đó không thể đảo ngược.
Cái tên Giao Châu do nhà Đường đặt, giờ đây không có lý do để tồn tại
Đinh Tiên Hoàng đặt tên nước là Đại Cồ Việt. Đã từng có ý kiến nghi ngờ
tên Đại Cồ Việt. Nhưng điều này đã được ghi chép trong chính sử: "Vua
(Đinh Tiên Hoàng - TG) lên ngôi, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, dời kinh ấp
về động Hoa Lư"
34
. Và vào năm 1054, năm đầu triều vua Lý Thánh Tông,
sử mới chép "Đặt quốc hiệu là Đại Việt"
35
. Hẳn rằng từ thời Đinh, tên nước
Đại Cồ Việt đã được định đặt một cách dân dã, quen thuộc với người dân:
Đại Cồ Việt là "Đại Việt to lớn" trong khi đó trên giấy tờ đã bỏ chữ "Cồ",
chỉ ghi là Đại Việt. Sự việc này tồn tại song song cho đến đầu đời Lý Thánh
Tông mới thống nhất gọi là Đại Việt như sử đã chép. Như vậy với việc
xưng hoàng đế, đặt quốc hiệu, Đinh Tiên Hoàng đã sớm khẳng định đất
nước Nam do vua nước Nam quản giữ, không thua kém gì bất cứ một nước
nào khác.
Việc quan trọng thứ hai là Đinh Tiên Hoàng đã dời đô từ Cổ Loa về
Hoa Lư. Chúng ta biết Hoa Lư là quê hương ông. Cũng do đó có người
nghĩ rằng Đinh Tiên Hoàng về Hoa Lư là điều bình thường như các thủ lĩnh
quân sự thường chọn vùng đất bản bộ của mình làm nơi đóng giữ. Điều này
không có sức thuyết phục. Thế kỷ X không còn là thời đại của các thủ lĩnh
quân sự mặc dù những nhân vật tiêu biểu đều xuất thân từ nghiệp võ. Thời
của thủ lĩnh quân sự điều hành, quản lý xã hội đã qua lâu rồi. Hơn một
nghìn năm dưới ách cai trị của phong kiến Trung Hoa đã tác động không