Hồng từ chân núi Ba Vì đến chân núi Tam Đảo, là hùng mạnh hơn cả. Thủ
lĩnh bộ lạc Văn Lang đã đứng ra thống nhất tất cả các bộ lạc Lạc Việt, dựng
nên nước Văn Lang và tự xưng là Hùng Vương.
Về sự thành lập nước Văn Lang, sách Việt sử lược, cuốn sử xưa
nhất của nước ta còn lại đến nay, chép rằng: "Đến đời Trang Vương nhà
Chu (696-681 Tr.CN), ở bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo thuật áp phục
được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, hiệu là
nước Văn Lang, phong tục thuần hậu, chất phác, chính sự dùng lối kết nút.
Truyền được 18 đời đều gọi là Hùng Vương"
l
.
Nhà nước Văn Lang của các Vua Hùng ra đời là kết quả của quá
trình phấn đấu bền bỉ, lâu dài của người Việt cổ đồng thời đánh dấu một
bước tiến quan trọng của lịch sử đất nước và mở ra thời đại dựng nước, giữ
nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam.
Cùng thời, trên phạm vi lãnh thổ của nước Văn Lang, có nhiều bộ
lạc chung sống, trong đó có bộ lạc Âu Việt (Tây Âu) cư trú tập trung ở
vùng rừng núi và trung du phía Bắc, tức vùng Việt Bắc nước ta ngày nay.
Người Âu Việt sống gần gũi, nhiều nơi xen kẽ và có mối quan hệ mật thiết
về kinh tế, văn hóa với các bộ lạc Lạc Việt. Mối quan hệ đoàn kết đó ngày
càng được thắt chặt, củng cố hơn trong cuộc chiến đấu chống quân xâm
lược Tần (214-208 Tr.CN). Sau khi kháng chiến thành công, Thục Phán -
thủ lĩnh của bộ lạc Âu Việt, tiến hành sáp nhập Âu Việt với Lạc Việt, lập
nước Âu Lạc, tự xưng là An Dương Vương, đóng đô ở Cổ Loa.
Nước Âu Lạc ra đời là bước phát triển mới, kế tiếp và cao hơn nước
Văn Lang và trên một phạm vi rộng lớn hơn của cả người Lạc Việt và Âu
Việt. Mặc dù tồn tại không lâu chỉ trong khoảng thời gian gần 30 năm (208-
179 Tr.CN), nước Âu Lạc cũng có nhiều đóng góp to lớn vào thời đại dựng
nước, giữ nước đầu tiên của dân tộc ta, thời đại Hùng Vương - An Dương
Vương.