930-931, 938 và nhất là ý đồ khôi phục lại nền đô hộ của chúng trên đất
nước của người Việt ở phương Nam này, vẫn là nguy cơ thường trực đối
với Nhà nước và quân dân Đại Cồ Việt.
Lịch sử đã diễn ra đúng như dự kiến. Sau khi dẹp yên hoàn toàn
loạn "năm đời mười nước" vào năm 979 (lúc này Tống Thái Tổ đã mất,
Tống Thái Tông lên ngôi, lợi dụng tình hình rối loạn ở triều đình Hoa Lư,
lập tức phát động chiến tranh xâm lược Đại Cồ Việt. Nhưng lúc này, quốc
gia Đại Cồ Việt sau gần 20 năm xây dựng, từ 968 đến 980, đã vững mạnh
từ hệ thống tổ chức bộ máy hành chính cho đến tổ chức lực lượng quốc
phòng. Gần 20 năm, củng cố tổ chức lực lượng, "quân 10 đạo" đã ý thức
được rõ ràng về nhiệm vụ giữ yên xã tắc, bảo vệ độc lập, tự chủ. Chính lực
lượng quân đội mà Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn cất công xây dựng đã kịp
thời dẹp yên nội loạn ở cung đình và tôn vị Tổng tư lệnh lên làm vua thay
cho ấu chúa Vệ vương Đinh Toàn (6 tuổi) để tổ chức chống giặc.
Đánh thắng giặc Tống, quét sạch quân xâm lược, bảo vệ được độc
lập, tự chủ là bằng chứng hùng hồn cho sức mạnh của quân đội Đại Cồ
Việt, là minh chứng cho sự trưởng thành và đúng đắn của tư tưởng quân sự
mà Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn là những gương mặt tiêu biểu.
Từ Tổng tư lệnh cầm "quân 10 đạo" trở thành Hoàng đế tổ chức
đánh thắng giặc Tống, Lê Đại Hành tiếp tục kiện toàn tổ chức quân đội ở
một mức cao hơn. Trước đây, ở thời Đinh, quân bảo vệ nhà vua và triều
đình chưa thấy đặt tên gọi, đến năm 986, sử mới chép rõ là "thân quân":
"Tuyển những người khỏe mạnh, nhanh nhẹn bổ làm túc vệ gọi là thân
quân: đều thích vào trán ba chữ "Thiên tử quân"
43
. Thân quân hay thiên tử
quân về đời Lê Trung Tông (Lê Long Việt) có ghi thêm "tứ sương quân" là
quân tập trung có nhiệm vụ canh gác, bảo vệ thành Hoa Lư. Trong khi đó
tên gọi "quân 10 đạo" không còn nữa cùng với việc đổi 10 đạo trong cả
nước thành lộ, phủ, châu diễn ra vào năm 1002 đời Vua Lê Đại Hành. Như
vậy, tổ chức quân lính ở các đạo trở thành quân của các lộ, phủ, châu nằm
trong hệ thống tổ chức của nhà nước quân chủ tập quyền đương triều Tiền