Con thứ sáu Long Cân làm Ngự Bắc Vương (991), đóng ở Phù Lan.
Con thứ bảy Long Tung làm Định Phiên Vương (993), đóng ở Ngũ
Huyện Giang.
Con thứ tám Long Tương làm Phó Vương (993), đóng ở Đỗ Động.
Con thứ chín Long Kính làm Trung Quốc Vương (993), đóng ở Mạt
Liên.
Con thứ mười Long Mang làm Nam Quốc Vương (994), đóng ở Vũ
Lũng.
Người thứ mười một là con nuôi, không rõ tên, làm Phù Đái Vương
(995), đóng ở Phù Đái.
Như vậy, về tổ chức lực lượng vũ trang, bên cạnh quân đội tập trung
vào tay nhà vua gồm thiên tử quân, thân quân, tứ sương quân ở triều đình,
quân các phủ, lộ, châu quản lý đều thuộc hệ thống quản lý của nhà nước và
dân binh ở hương, giáp, xã, còn có một bộ phận do các hoàng tử đóng giữ ở
một số địa phương theo sự cắt đặt trực tiếp của nhà vua. Sử sách không
chép về loại quân này. Nhà quân sự tài ba Lê Hoàn đồng thời là nhà vua
(Lê Đại Hành) đứng đầu triều đình Đại Cồ Việt không chủ trương phân tán
lực lượng quân đội. Ông cũng không thực hiện việc phân phong như sử
Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép: "Bấy giờ các con nhà vua
đều theo thứ tự thụ phong, chia cho ở các châu quận"
44
. Đại Việt sử ký toàn
thư không chép "thụ phong" và "chia cho ở các châu quận" mà chỉ chép là
phong vương và "đóng ở"
45
. Điều chắc chắn là các địa điểm đóng giữ của
các vương ngoài Phong Châu, Đằng Châu, Vũ Lũng, Cổ Lãm, còn lại đều
không phải là châu quận, thậm chí chỉ một trại như trại Phù Lan ở Hải
Dương, một làng Phù Đái ở Vĩnh Lại, Hải Dương, một vùng như Đỗ Động
ở Hà Tây cũ, Ngũ Huyện Giang thuộc lưu vực sông Ngũ Huyện thuộc một
phần của ngoại thành Hà Nội, phía Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn với Tiên
Sơn, Bắc Ninh. Nếu là phong vương chia cho các châu, quận theo chế độ
phân phong thì phải lấy tên đất được chia kèm tước phong như Long Đĩnh