có điển lễ ưu đãi và sẽ trao cờ tiết cho khanh. Nay có hai đường, khanh nên
chọn một"
55
. Lê Đại Hành không trả lời. Ông chọn con đường chống giặc.
Biết nhà Tống đã hạ lệnh xuất quân nhưng bằng biện pháp ngoại
giao, Lê Đại Hành nhằm mục tiêu tranh thủ thời gian hòa hoãn. Nhà Tống
định thực hiện kế đánh gấp như tiếng sấm khiến đối phương không kịp bịt
tai. Lê Đại Hành đã bằng mưu kế vô hiệu hóa được kế của giặc. Ông đã
tranh thủ được thời gian tổ chức phòng ngự chu đáo.
Mục tiêu của giặc Tống nhằm đánh chiếm kinh đô, bắt triều đình
Hoa Lư phải đầu hàng, thâu tóm đất nước Đại Cồ Việt. Nhưng tấn công vào
Hoa Lư không dễ dàng. Vị trí hiểm trở của Hoa Lư cùng với đường tiến
quân không thuận tiện như tiến vào Đại La buộc giặc Tống không thể tiến
nhanh, đánh gấp.
Để đánh chiếm Đại Cồ Việt, quân Tống kết hợp thủy, bộ theo hai
mũi tiến vào Đại Cồ Việt từ hướng Đông Bắc làm hai đợt. Đợt đầu do Tổng
chỉ huy Hầu Nhân Bảo chỉ huy gồm 1 vạn quân thủy theo đường biển tiến
vào sông Bạch Đằng và Phó tổng chỉ huy Tôn Toàn Hưng chỉ huy 1 vạn
quân bộ theo đường từ Ung Châu vượt qua biên giới tiến vào hội quân ở
Hoa Bộ thuộc huyện Thủy Đường xưa, nay thuộc khoảng vùng Đông Bắc
Thủy Nguyên (Hải Phòng). Đợt thứ hai gồm khoảng 2 vạn quân Kinh Hồ
tiếp viện do Lưu Trừng chỉ huy quân thủy, Trần Khâm Tộ chỉ huy quân bộ.
Hai đợt cách nhau 70 ngày.
Đó là hướng tiến quân, còn đường tiến quân, giặc mưu toan sẽ từ
điểm tập kết hội quân Hoa Bộ theo đường thủy, bộ tiến vào trung tâm Đại
La, lấy đó làm địa bàn tấn công Kinh đô Hoa Lư.
Hơn ai hết, các nhà quân sự Đinh Bộ Lĩnh, tiếp đến Lê Hoàn hiểu
rất rõ tương quan lực lượng giữa nước Đại Cồ Việt và Trung Hoa đang nằm
dưới quyền quản lý của nhà Tống, đồng thời cũng đã lường trước họa xâm
lăng. Vì vậy đã cảnh giác đề phòng từ việc chọn đất định đô. Đến lúc này,
họa xâm lăng thành hiện thực nhưng không bất ngờ với người cầm đầu
quân dân Đại Cồ Việt. Lê Hoàn đã chủ động tổ chức kháng chiến. Sử chép