LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 1 - Trang 23

đó chính là những trận tập dượt cho việc giành quyền độc lập thực sự của
dân tộc ta vào đầu thế kỷ X.

3. Cuộc đấu tranh giành và giữ nền độc lập, tự chủ đầu thế kỷ X

Vào đầu thế kỷ X, nhân lúc triều đình nhà Đường (618 - 907) ở

Trung Quốc rối loạn và chính quyền đô hộ nhà Đường trên đất nước ta suy
yếu, một hào trưởng ở đất Hồng Châu (Ninh Giang, Hải Dương) là Khúc
Thừa Dụ đã dấy binh khởi nghĩa (905) đánh chiếm phủ Tống Bình, tự xưng
là Tiết độ sứ. Nhà Đường đành phải công nhận chính quyền của Khúc Thừa
Dụ và phong ông làm Tĩnh hải quân Tiết độ sứ tước Đồng bình chương sự.
Tuy còn mang danh hiệu một chức quan của nhà Đường, nhưng thực chất
Khúc Thừa Dụ đã dựng nên một chính quyền tự chủ, kết thúc về cơ bản ách
đô hộ hơn một nghìn năm của phong kiến phương Bắc.

Sau khi Khúc Thừa Dụ qua đời (907), con cháu ông là Khúc Hạo

(907-917) và Khúc Thừa Mỹ (917-930) nối nghiệp, tiến hành cải cách xã
hội - chính trị, để củng cố nền tự chủ của nước nhà. Khúc Hạo chia đất
nước thành các cấp hành chính là lộ, phủ, châu, giáp, xã; tổ chức hệ thống
chính quyền từ trung ương đến cơ sở. Ông cho sửa lại chế độ tô thuế, giảm
nhẹ sự đóng góp của nhân dân, thực hiện chính sách ngoại giao mềm mỏng,
hòa hảo với phong kiến phương Bắc; chú ý giữ gìn biên cương...

Những cải cách của Khúc Hạo có tác dụng và ý nghĩa to lớn trong

công cuộc xây dựng một chính quyền tự chủ, một quốc gia độc lập, thống
nhất, thoát khỏi ảnh hưởng của chính quyền phong kiến phương Bắc. Dưới
thời họ Khúc đất nước thái bình, dân chúng sống yên vui, kinh tế phát triển.
Những thành quả đó càng làm tăng thêm lòng tin vào tương lai dân tộc,
nâng cao quyết tâm bảo vệ đất nước của nhân dân ta. Song, mới giành lại
được quyền tự chủ một phần tư thế kỷ, thì vương triều Nam Hán, một thế

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.