LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 1 - Trang 25

quân đóng ở cửa biển sẵn sàng tiếp ứng. Đoàn thuyền giặc vừa mới vượt
biển tiến vào cửa sông Bạch Đằng đã bị quân và dân ta do Ngô Quyền chỉ
huy chặn đánh và tiêu diệt đại bộ phận. Chủ tướng giặc là Hoằng Tháo bị
giết tại trận. Vua Nam Hán phải bãi binh và từ đó vĩnh viễn bỏ mộng xâm
lược nước ta.

Chiến thắng Bạch Đằng lịch sử là cột mốc lớn đánh dấu chấm dứt

vĩnh viễn ách thống trị hơn một nghìn năm của phong kiến phương Bắc,
mở ra thời kỳ độc lập thật sự và lâu dài của dân tộc ta.

Như vậy, lịch sử Việt Nam từ thế kỷ III Tr.CN đến năm 938 có đặc

điểm nổi bật là, trong quá trình tồn tại và phát triển, dân tộc ta đã phải liên
tục chống giặc ngoại xâm, chống ách đô hộ, thống trị của các thế lực phong
kiến nước ngoài.

Ngay từ thời các Vua Hùng, vua Thục, nhân dân ta vừa mới dựng

nước đã phải lo đánh giặc giữ nước, đã phải chiến đấu chống nhiều thứ
giặc, tiêu biểu là hai cuộc kháng chiến chống Tần (thế kỷ III Tr. CN) và
chống Triệu (thế kỷ thứ II Tr.CN). Thất bại của An Dương Vương trong
cuộc kháng chiến chống Triệu (năm 179 Tr.CN) đã dẫn đến thời kỳ nước ta
bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ.

Từ đấy đến đầu thế kỷ X, trong hơn 10 thế kỷ, nhân dân ta, thế hệ

nọ nối tiếp thế hệ kia, liên tục vùng lên khởi nghĩa giành lại độc lập dân
tộc. Phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi, mãnh liệt với hàng chục cuộc khởi
nghĩa lớn, nhỏ bùng nổ trên khắp các địa phương. Cuộc khởi nghĩa này bị
thất bại, bị dìm trong máu lửa thì cuộc khởi nghĩa khác lại bùng lên, mạnh
mẽ và rộng lớn hơn.

Trong các cuộc chiến đấu chống xâm lược và ách đô hộ nước ngoài,

dân tộc ta lại thường xuyên phải đương đầu với nhiều đế chế lớn mạnh bậc
nhất phương Đông bấy giờ, như các đế chế Tần (221-206 Tr.CN), Hán (206
Tr.CN-220), Tùy (581-618), Đường (618-907). Những thế lực xâm lược

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.