này chẳng những to lớn, có nhiều của, đông dân và đông quân hơn ta gấp
nhiều lần mà lại còn ở sát liền phía Bắc nước ta. Vì thế, phong trào đấu
tranh giải phóng của nhân dân ta diễn ra hết sức ác liệt, không chỉ khởi
nghĩa lật đổ chính quyền đô hộ mà còn phải tiếp tục kháng chiến, tiến hành
chiến tranh giải phóng chống lại những đạo quân xâm lược lớn của kẻ thù.
Cuộc đấu tranh và giữ nền độc lập dân tộc với những đặc điểm nêu
trên diễn đi diễn lại từ đời này sang đời khác, đã tác động sâu sắc đến sự
phát triển đất nước và đời sống văn hóa, xã hội của cộng đồng cư dân người
Việt. Cả dân tộc dường như dồn hết sức lực, cả vật chất lẫn tinh thần vào
cuộc chiến đấu vì sự sống còn của mình. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống
được tôi luyện và phát huy, đồng thời nhiều bài học đấu tranh, cả thành
công và thất bại, được tổng kết, rút kinh nghiệm. Nhận thức của các thế hệ
người Việt về những vấn đề quân sự, trước hết là việc xác định mục tiêu,
lực lượng, phương thức đấu tranh để giành chiến thắng ngày càng được
nâng cao, đúc kết thành tư duy, tư tưởng, lưu truyền và không ngừng được
bổ sung qua nhiều năm tháng đánh giặc, cứu nước.
Như vậy, thực tiễn đấu tranh chống xâm lược và ách đô hộ, thống trị
của phong kiến phương Bắc cùng với những đặc điểm về đất nước, con
người và nền văn hóa truyền thống của dân tộc là điểm xuất phát, là tiền đề
đưa đến sự hình thành và phát triển tư duy, tư tưởng quân sự Việt Nam thời
đó.
II- TƯ DUY, TƯ TƯỞNG QUÂN SỰ
THỜI HÙNG VƯƠNG - AN DƯƠNG VƯƠNG