thương lượng với nhà Minh. Hoàng Hối Khanh cắt 59 thôn ở Cổ Lâu
nhượng cho nhà Minh. Hồ Quý Ly bất đắc dĩ phải nhượng đất để kéo dài
thời gian hòa hoãn, lo chuẩn bị kháng chiến, nhưng trước sau vẫn chủ
trương bảo vệ chủ quyền quốc gia và lãnh thổ đất nước. Ngoài những hành
động sách nhiễu nói trên, nhà Minh còn nhiều lần, bằng nhiều hình thức
tung gián điệp dò xét nội tình và ý đồ của nhà Hồ, chúng muốn nắm vững
tình hình nước ta để lập mưu tiến công xâm lược
7
.
Như vậy, giữa lúc Đại Việt đang trải qua những biến động sâu sắc,
giữa lúc nhà Trần suy yếu rồi sụp đổ và vương triều Hồ mới thiết lập đang
gặp nhiều khó khăn thì nhà Minh đã tiến hành các hoạt động chuẩn bị xâm
lược.
Nhà Minh đã chủ trương huy động một lực lượng quân sự lớn, bao
gồm cả thủy binh, bộ binh và kỵ binh với trang bị vũ khí, lương thảo đầy
đủ, sẵn sàng tiến công Đại Việt. Đặc biệt nhà Minh ra sức lợi dụng những
mâu thuẫn trong nội bộ giai cấp thống trị ở nước ta, một mặt đã công nhận
triều Hồ, coi Hồ Hán Thương là "An Nam quốc vương"; mặt khác lại nêu
chiêu bài "Phù Trần diệt Hồ" để lấy cớ xâm lược và tập hợp những kẻ phản
bội, nhất là trong tầng lớp quý tộc nhà Trần. Đó là một thủ đoạn chính trị
hết sức thâm độc, kết hợp với áp lực quân sự để ép triều đình nhà Hồ đầu
hàng, nhanh chóng xâm chiếm Đại Việt.
Năm 1406, nhà Minh phái một đạo quân hộ tống đưa tên phản bội
đang lưu vong trên đất Minh là Trần Thiêm Bình về nước, hòng dựng nên
một vương triều bù nhìn làm tay sai cho giặc. Nhà Minh định tái diễn màn
kịch Trần Di Ái của nhà Nguyên hồi thế kỷ XIII. Nhưng nhà Hồ đã bố trí
quân mai phục, đánh tan đạo quân hộ tống, bắt sống Trần Thiêm Bình về
kinh đô xử tội lăng trì.
Sau vụ Trần Thiêm Bình, thấy không thể khuất phục được triều Hồ,
nhà Minh quyết định phát động chiến tranh xâm lược Đại Việt/ Đại Ngu.
Sứ giả của triều Hồ sang trình bày về sự gian trá, giả mạo của Trần Thiêm