không chịu khuất phục, không chịu kiếp sống nô lệ. Họ liên kết nhau lại,
đồng lòng, chung sức, cử người tài giỏi ra chỉ huy đánh giặc. Quân xâm
lược đi đến đâu cũng vấp phải sức kháng cự mạnh mẽ của nhân dân các địa
phương. Cuộc chiến đấu bảo vệ làng xóm, quê hương gắn liền với cuộc
chiến đấu bảo vệ sự toàn vẹn của đất nước.
Sau nhiều năm chiến đấu anh dũng và bền bỉ, nhân dân ta đã đánh
bại được cuộc xâm lược của quân Tần. Thắng lợi đó càng làm tăng thêm
niềm tự hào, ý thức cố kết cộng đồng và tinh thần đoàn kết chống ngoại
xâm của dân tộc ta.
b) Phát huy sức mạnh cố kết của cộng đồng để chống giặc
Chống giặc ngoại xâm, hơn nữa lại là những thế lực xâm lược to
lớn, luôn đòi hỏi phải có sự cố kết và tham gia của cả cộng đồng, không
loại trừ bất cừ thành viên nào. Nó cũng đòi hỏi mỗi thành viên tinh thần tự
giác gắn kết với cộng đồng, ý thức trách nhiệm, sẵn sàng chiến đấu để bảo
vệ thành quả lao động chung, bảo vệ quê hương, đất nước. Điều đó đối với
người Việt như là một lẽ tự nhiên, một đòi hỏi tự thân và khách quan để tồn
tại và phát triển. Câu truyện Thánh Gióng phá giặc Ân tuy đượm màu thần
thoại, nhưng đã phản ánh phần nào về sự cố kết của cộng đồng trong cuộc
chiến đấu chống xâm lược, như việc Vua Hùng sai sứ giả đi khắp nơi cầu
người tài giỏi ra đánh giặc cứu nước; hoặc cùng với quân đội của nhà vua,
đội quân của ông Gióng đi đánh giặc có cả người dân cày cầm vồ đập đất,
có người câu cá, có người đi săn, có đoàn trẻ chăn trâu,v.v., nhờ đó mà có
đủ sức mạnh phá tan được quân giặc dữ. Vào cuối thế kỷ III Tr.CN, 50 vạn
quân Tần do Hiệu úy Đồ Thư cầm đầu, đánh xuống phía Nam Trường
Giang, chinh phục các bộ tộc Bách Việt, rồi thừa thắng, một bộ phận quân
Tần tràn vào nước ta. Chúng ra sức đốt phá, cướp bóc, tàn sát dân lành và
gây nhiều tội ác đối với nhân dân ta.
Để đương đầu với thế lực xâm lược to lớn mà số quân của chúng
đông tới hàng vạn tên, (tổng số dân nước ta lúc đó có khoảng 1 triệu