LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 1 - Trang 332

tâm" (đánh vào lòng người) của Nguyễn Trãi đã làm cho Lê Lợi tin tưởng
rằng, Nguyễn Trãi là người tài đức hơn người, có đầy đủ khả năng cùng
nghĩa quân đưa cuộc chiến tranh cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn. Sự tri
ngộ giữa Lê Lợi và Nguyễn Trãi thật là đẹp đẽ, hiếm có trong lịch sử. Đó là
sự tri ngộ của những bậc hiền tài, sự tương ngộ của những anh hùng, sự gặp
gỡ của những người có chí lớn, hiểu biết, tin cậy và gắn bó sống chết cùng
nhau. Từ sau cuộc gặp gỡ ở Lỗi Giang, phàm những việc quân, việc nước
quan trọng Lê Lợi đều giao cho Nguyễn Trãi "trù hoạch". Chắc chắn
Nguyễn Trãi đã vận dụng Bình Ngô sách của ông để trù tính, giải quyết
những việc quân, việc nước quan trọng đó.

Theo bài tựa của Ngô Thế Vinh trong Ức Trai thi tập thì Bình Ngô

sách hiến mưu chước lớn, không nói đến việc đánh thành mà lại khéo nói
đến việc đánh vào lòng người. Lê Lợi xem Bình Ngô sách, khen là phải và
dựa vào đấy để cùng Nguyễn Trãi vạch ra chiến lược, chiến thuật đánh
quân Minh. Kế sách "đánh vào lòng người" của Nguyễn Trãi đã được chấp
nhận như là đường lối chính trị cơ bản, tư tưởng chỉ đạo toàn bộ quá trình
tổ chức và tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.

Nội dung lớn trong tư tưởng "công tâm" của Nguyễn Trãi là dựa

vào dân để đánh giặc, vận động nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang từ
dân chúng, lấy đó làm sức mạnh quật khởi của cả dân tộc. Nguồn gốc sức
mạnh và nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, theo
Nguyễn Trãi là ở tư tưởng nhân nghĩa, không ngoài "đại nghĩa" và "chí
nhân". Nguyễn Trãi nói: Phàm mưu việc lớn phải lấy nhân nghĩa làm gốc,
nên công to phải lấy nhân nghĩa làm đầu: duy nhân nghĩa có gồm đủ thì
công việc mới thành được.

Là một sĩ phu phong kiến, một người được đào luyện trong trường

học của Nho giáo, tư tưởng của Nguyễn Trãi lẽ dĩ nhiên có chịu ảnh hưởng
của Nho giáo. Nguyễn Trãi có tiếp thu những yếu tố tích cực của Nho giáo,
chủ yếu là tư tưởng nhân nghĩa của Khổng Mạnh. Nhưng Nguyễn Trãi
không dừng lại và giới hạn mình trong khuôn khổ sẵn có của Khổng Mạnh.
Tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo được Nguyễn Trãi cải biến, phát triển

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.