và sáng tạo trên cơ sở thực tiễn đấu tranh giải phóng dân tộc mà Nguyễn
Trãi là một người lãnh đạo. Nội dung tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi
cơ bản là tinh thần yêu nước, thương dân thiết tha kết hợp với ý chí hòa
bình và lòng nhân đạo cao cả.
Theo Nguyễn Trãi, lòng yêu nước phải gắn liền với lòng thương
dân, vì nước với dân là một và "dân mới là quý nhất". Tấm lòng của
Nguyễn Trãi luôn hướng về dân, thông cảm với khổ đau của dân và nghĩ tới
trách nhiệm đối với dân. Chính lòng yêu nước, thương dân đó đã thôi thúc
đưa Nguyễn Trãi vào con đường cứu nước, cứu dân. Nguyễn Trãi thấy
được sức mạnh vĩ đại của nhân dân, đó là sức mạnh "như nước" có thể "chở
thuyền" và cũng có thể "lật thuyền" (Phúc chu thủy tín dân do thủy).
Nguyễn Trãi tin ở “mệnh trời", nhưng theo ông mệnh trời và lòng
dân cũng chỉ là một mà thôi. Do đó, việc làm gì mà hợp trời, thuận người,
thì nhất định thành công. Theo Nguyễn Trãi, nhà Hồ thất bại căn bản là vì
chính sách phiền hà, khiến trong nước lòng dân oán giận
52
.
Chính vì thế, ngọn cờ khởi nghĩa Lam Sơn với mục đích cứu nước,
cứu dân đã phù hợp với lòng dân, đáp ứng khát vọng cháy bỏng của nhân
dân là đánh đuổi giặc Minh tàn bạo, đem lại cuộc sống tự do, hạnh phúc
cho mọi người. Chủ trương của Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã đánh thức tinh
thần yêu nước, khơi dậy niềm khát khao độc lập, tự do và hạnh phúc của
nhân dân. Chủ trương: "Dựng gậy làm cờ tập hợp bốn phương manh lệ", là
hoàn toàn đúng đắn. Cho nên "một khi cờ nghĩa mới phất, bốn phương nổi
dậy như ong". Đó là thành công lớn nhất của chủ trương chiến lược "công
tâm" của Nguyễn Trãi.
Nói đến tư tưởng chiến lược "công tâm", ngoài việc vận động nhân
dân cả nước đứng lên đánh giặc, ngoài việc giáo dục, động viên tinh thần
chiến đấu của nghĩa quân, còn một nội dung hết sức quan trọng mà Nguyễn
Trãi nêu ra trong Bình Ngô sách, được Lê Lợi và các tướng lĩnh nghĩa quân
đồng lòng, thực hiện thành công trong quá trình chỉ đạo chiến tranh là đánh
vào tinh thần quân địch, tiến công trên mặt trận chính trị, ngoại giao; kết