biết dựa vào nhân dân mà tổ chức kháng chiến, nên đã đẩy lui giặc Triệu,
thì nay ỷ vào thành lũy, nỏ thần bách phát bách trúng, mà tách rời nhân dân,
tiến hành cuộc kháng chiến đơn độc và bị động, lấy phòng thủ làm chính,
cho nên ông không giữ được nước.
Những sai lầm của An Dương Vương đã bị sử gia Ngô Thì Sĩ phê
phán rằng: "Xét về hình tích thắng bại khi lẫy nỏ còn thì quân xâm lược
phương Bắc phải tan; lẫy nỏ gãy thì hết đường, chạy về phía nam. Ngoài
cái móng rùa (ý chỉ vũ khí, thần linh) thì việc người đều không dự đến...
Nước địch ở bên cạnh, đáng ra phải có quy mô luyện binh tuyển tướng,
phải có kế hoạch dẹp loạn mưu sự sinh tồn, sao lại dám yên lặng vui chơi,
dẫn cừu thù vào nơi cung khuyết, đặt mưu kế giữ biên giới vào cuộc an
nhàn? Chỉ vì có móng rùa. Vì trận thắng nhỏ mà lòng kiêu căng lớn lên, để
đến nỗi lứa đôi thành thù địch, nước non Âu Lạc như đẩy bàn cờ ra là hết"
22
và "An Dương Vương chỉ cậy sức mạnh của nỏ thần, không sang sửa chính
sự có đạo đức, biên giới không đề phòng, quân giặc vào sát cõi mà chưa
từng sai một quan tướng, ra một đạo quân. Đợi đến lúc giặc vào tới quốc
đô, vẫn còn muốn giải quyết cơ mưu trong chốc lát, khác nào lửa cháy đến
mái nhà mà vẫn cứ ngồi yên. Mê muội đến thế. Giả sử có thiên tướng thần
binh cũng chẳng thể nào đuổi giúp được giặc, huống chi một cái móng
rùa"
23
.
Thất bại của cuộc kháng chiến chống Triệu do An Dương Vương
lãnh đạo đã để lại cho nhân dân ta một bài học lịch sử sâu sắc. Đó là, bất cứ
một cuộc chiến đấu nào chỉ dựa vào thành lũy, vũ khí mà không dựa vào
nhân dân thì trước sau đều thất bại. Lịch sử của các cuộc chiến tranh giải
phóng đất nước hay cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc từ xưa đến nay đều
minh chứng cho nhận định trên. Rõ ràng là không có một thành cao hào sâu
nào, không có một thứ vũ khí nào mạnh hơn sức mạnh của toàn dân đánh
giặc, sức mạnh của cuộc chiến tranh nhân dân.