III- TƯ TƯỞNG QUÂN SỰ TRONG GIAI ĐOẠN CHỐNG BẮC THUỘC, GIÀNH ĐỘC LẬP, TỰ
CHỦ
1. Sự xuất hiện bước đầu tư tưởng khởi nghĩa và chiến tranh toàn dân chống xâm lược (từ đầu
Công nguyên đến thế kỷ VI)
Sau thất bại của An Dương Vương (179 Tr.CN), nước Âu Lạc bị
nhà Triệu thôn tính và sáp nhập vào đất Nam Việt của Triệu Đà. Từ đấy cho
đến thế kỷ VI, các triều đại phong kiến phương Bắc như Hán, Ngô, Ngụy,
Tấn, Tống, Tề, Lương, kế tiếp nhau cất quân xâm lược, đặt quan cai trị,
biến Âu Lạc thành quận huyện, rắp tâm xoá bỏ độc lập, chủ quyền dân tộc,
vơ vét, bóc lột tàn bạo nhân dân ta. Dân tộc ta sống đày đọa trong những
đêm dài lệ thuộc bọn phong kiến nước ngoài.
Trước nguy cơ bị đồng hóa, ý thức dân tộc, lòng yêu nước của
người Việt đã trỗi dậy mạnh mẽ, ngoan cường. Trong những thế kỷ đó,
không thế kỷ nào không nổ ra một vài cuộc khởi nghĩa với quy mô lớn, có
những cuộc khởi nghĩa đã chuyển thành chiến tranh giải phóng lâu dài, tiêu
biểu là cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (40-43), Bà Triệu (248), Lý Bí
(542-548). Trong quá trình đấu tranh chống xâm lược, chống đô hộ, chống
đồng hóa đó, đã nảy nở và xuất hiện tư tưởng khởi nghĩa và chiến tranh
toàn dân - một đặc trưng nổi bật của tư tưởng quân sự Việt Nam ở giai đoạn
này.
Tư tưởng khởi nghĩa và chiến tranh toàn dân chống xâm lược hình
thành như một tất yếu của lịch sử trong điều kiện khách quan về so sánh lực
lượng giữa dân tộc ta với thế lực xâm lược, đô hộ. Đó là lúc dân tộc ta đã
mất độc lập phải đứng lên đập tan ách nô lệ mà kẻ thù áp đặt lên mình, nên
cuộc đấu tranh tất nhiên phải đi từ không đến có, từ nhỏ đến lớn để giành
lại toàn bộ chủ quyền từ tay kẻ thù. Mặt khác, kẻ thù của ta là thế lực xâm
lược của một nước lớn nằm sát liền biên giới với nước ta, lại đã tổ chức