LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 1 - Trang 42

(sau này chuyển dần là các hào trưởng địa phương) đều có một nguyện
vọng chung là đánh đuổi giặc ngoại xâm, giải phóng đất nước. Nó trở thành
mục tiêu chiến đấu, là ngọn cờ đoàn kết để tập hợp lực lượng cho cuộc đấu
tranh giải phóng, đồng thời làm cho những cuộc đấu tranh đó mang tính
nhân dân sâu sắc.

Phải nói rằng, ngay từ đầu Công nguyên, các cuộc khởi nghĩa chống

ách đô hộ của giặc Hán, giặc Ngô của nhân dân ta đã phản ánh được
nguyện vọng chung ấy và hành động quật khởi chung theo mục tiêu ấy.
Sách Thiên Nam ngữ lục ở thế kỷ XVII đã khái quát tài tình về tôn chỉ, mục
đích của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:

Một xin rửa sạch nước thù,

Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng,

Ba kẻo oan ức lòng chồng,

Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này!

Mục tiêu đó cũng được cô đúc xong câu nói nổi tiếng đầy khí

phách, tương truyền là của Bà Triệu: Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp
luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại
giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ tôi không chịu khom lưng làm tì thiếp người
ta.

Đấu tranh giành độc lập dân tộc là ý chí của mỗi người dân yêu

nước, đồng thời cũng là điểm chung để đoàn kết, gắn bó mọi người với
nhau thành một khối. Vì vậy, khi Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, 65
huyện, thành trong cả nước lập tức hưởng ứng nổi dậy, khi Bà Triệu cưỡi
voi, gióng trống thì toàn thể Châu Giao chấn động, Thứ sử Giao Châu mất
tích.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.