Rõ ràng là, trong giai đoạn đầu Bắc thuộc, mục tiêu giành lại nước,
khôi phục chế độ của Vua Hùng là một sự cổ vũ lớn đối với nhân dân ta
bấy giờ và là một động lực to lớn của công cuộc cứu nước, như sử gia Lê
Văn Hưu nhận xét: "Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà, hô một tiếng mà các
quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, cùng 65 thành ở Lĩnh Ngoại đều
hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay"
24
.
Nếu các cuộc khởi nghĩa trong giai đoạn đầu Bắc thuộc, đỉnh cao là
cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, có mục tiêu là nhằm khôi phục chế độ thời
Hùng Vương, thì đến thế kỷ VI với cuộc khởi nghĩa của Lý Bí đã đánh dấu
một bước phát triển mới về mục tiêu đấu tranh. Sau khi đánh đuổi nhà
Lương, Lý Bí đã chủ trương xây dựng nền độc lập, ngang hàng với phương
Bắc. Sử của ta chép rằng: "Vua (Lý Bí - TG) dấy binh đánh đuổi được (giặc
Lương - TG), xưng là Nam Đế, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân, đóng đô ở Long
Biên"
25
. "Mùa xuân, tháng giêng, vua nhân thắng giặc, tự xưng là Nam Việt
Đế, lên ngôi, đặt niên hiệu, lập trăm quan, dựng quốc hiệu là Vạn Xuân, ý
mong cho xã tắc truyền đến muôn đời vậy. Dựng điện Vạn Xuân làm nơi
triều hội. Lấy Triệu Túc làm Thái phó, bọn Tinh Thiều, Phạm Tu đều làm
tướng văn, tướng võ"
26
. Đồng thời, ông lấy niên hiệu riêng là Thiên Đức,
xây chùa lớn ở Kinh đô, đặt tên chùa là Khai Quốc (mở nước), đúc đồng
tiền riêng để tiêu dùng trong xứ... Những việc làm trên cho thấy sự trưởng
thành vượt bậc của ý thức dân tộc, của lòng tự tin vào khả năng vươn lên
làm chủ đất nước và đánh dấu một bước phát triển của phong trào đấu tranh
giành độc lập của nhân dân ta thời Bắc thuộc.
Nhìn chung, các cuộc khởi nghĩa chống Bắc thuộc của nhân dân ta
ở giai đoạn này đều có mục tiêu chung là đánh đuổi bọn quan lại đô hộ,
giành lại độc lập cho dân tộc. Mục tiêu cứu nước đó luôn là nguồn cổ vũ,
động viên cực kỳ to lớn đối với các tầng lớp nhân dân ta trong cuộc chiến
đấu chống ngoại xâm, vì độc lập, tự do của đất nước.
b) Về lực lượng đấu tranh