Sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân trong cuộc khởi
nghĩa Hai Bà Trưng đã được phản ánh trong nhiều sử sách và truyền thuyết.
Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép: "Lúc bấy giờ Thái
thú Tô Định cai trị tham lam và tàn bạo, giết mất chồng bà. Bà bèn cùng
với em gái là Trưng Nhị dấy quân, đánh hãm chỗ châu lị. Tô Định phải
chạy về Nam Hải. Quân Bà đi đến đâu, như gió lướt đến đấy. Các tộc man,
lý ở Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng theo. Lấy lại và dẹp
yên được 65 thành ở đất Lĩnh Nam. Bà tự lập làm vua, đóng đô ở Mê Linh.
Các thứ sử, Thái thú ở quận Giao Chỉ đều chỉ bảo toàn được mình thôi"
27
.
Với sức mạnh của nhân dân, của dân chúng cả nước, chỉ trong hơn một
tháng, cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã đập tan ách đô hộ của nhà
Đông Hán, khôi phục nền độc lập, tự chủ của đất nước và giữ được chính
quyền trong ba năm.
Khởi nghĩa Lý Bí cũng là một điển hình về mức độ tham gia của
nhân dân, như sách Đại Việt sử ký toàn thư đã chép: "Vua (Lý Bí - TG) vốn
nhà hào trưởng, thiên tư lỗi lạc, làm quan không được vừa ý. Lại có người
là Tinh Thiều giỏi từ chương từng đến [kinh đô nhà Lương] xin được chọn
làm quan. Thượng thư bộ Lại nhà Lương là Sái Tôn cho rằng họ Tinh trước
không có ai hiển đạt, nên chỉ bổ cho chức Quảng Dương môn lang. Thiều
lấy làm nhục, trở về làng, theo vua mưu việc dấy binh. Vua bấy giờ làm
chức Giám quân ở châu Cửu Đức, nhân liên kết với hào kiệt mấy châu, đều
hưởng ứng. Có Triệu Túc tù trưởng ở Chu Diễn phục tài đức của vua, bèn
dẫn đầu đem quân theo về"
28
.
Từ một số sử liệu ít ỏi đó có thể thấy rằng, tham gia vào việc lãnh
đạo và tổ chức cuộc khởi nghĩa, ngoài Lý Bí - vốn xuất thân từ một hào
trưởng địa phương, còn có nhiều đại biểu yêu nước thuộc các tầng lớp khác
nhau, như Tinh Thiều, một người có học thức nhưng không được trọng
dụng; Triệu Túc, thủ lĩnh đất Chu Diên (mạn Đan Phượng, Hoài Đức, Hà
Nội) và con trai là Triệu Quang Phục; Phạm Tu, tướng tài người làng
Thanh Liệt (Thanh Trì, Hà Nội)... Cuộc khởi nghĩa còn được nhân dân và