thủ công gắn chặt với hầu hết các hộ nông dân công xã. Đó là nghề đan lát,
làm nhà cửa bằng tre nứa lá. Với người nông dân, mỗi dịp nông nhàn, họ
đều có thể bằng nguyên liệu mây tre tự sản xuất, đan lát các vật dụng
thường nhật cho gia đình. Số dư thừa có thể đem trao đổi trong thị trường
nhỏ hẹp của địa phương. Không chỉ đan lát mà họ còn có thể hợp tác nhau
lại dựng nhà cửa bằng tre nứa lá. Ngoài những người nông dân kiêm nghề
thủ công còn có một đội ngũ những người chuyên nghiệp với những nghề
thủ công đòi hỏi tay nghề cao hơn như nghề xây dựng cung điện, đóng
thuyền các loại. Không phải ai khác, chính những thợ thủ công chuyên
nghiệp này đã đóng thuyền các loại bằng gỗ hoặc ghép bằng luồng vầu
phục vụ cho giao thông, ở một đất nước mà giao thông thủy thuận lợi và
phát triển. Số thuyền bè mà Ngô Quyền đã huy động tham chiếu ở của sông
Bạch Đằng phá tan hàng "trăm vạn quân" của Lưu Hoằng Tháo, của quân
dân Đại Cồ Việt tham gia phá giặc Tống thời Vua Lê Đại Hành vào năm
981 đã là minh chứng cho sự phát triển của nghề này từ những thập kỷ đầu
của thế kỷ X. Sang thế kỷ XI, thời Lý, số thuyền chiến của quân thủy tham
gia phá giặc Tống trên đất Tống và chặn giặc Tống trên sông Như Nguyệt
do Lý Thường Kiệt chỉ huy lại là một minh chứng hùng hồn. Cùng vào cuối
thế kỷ X, thời Tiền Lê, sử chép vào ngày sinh của nhà vua: "Sai người làm
thuyền ở giữa sông, lấy tre làm núi giả đặt trên thuyền... bày lễ vui đua
thuyền, về sau thành thường lệ"
13
. Về nghề xây dựng thì việc xây dựng
Kinh đô Hoa Lư hồi thế kỷ X và Kinh đô Thăng Long vào thời Lý hẳn đã
đòi hỏi một đội ngũ những người làm nghề mộc, nghề nề cao tay. Sử chép
vào năm 984, đời Vua Lê Đại Hành, ở Kinh đô Hoa Lư "làm nhiều cung
điện, nhà cửa: dựng điện Bách Bảo Thiên Tuế ở núi Đại Vân, cột giát vàng
bạc, làm nơi coi chầu; phía đông là điện Phong Lưu, phía tây là điện Tử
Hoa, bên tả là điện Bồng Lai, bên hữu là điện Cực Lạc. Tiếp đó làm lầu Đại
Vân, dựng tiếp điện Trường Xuân làm nơi vua nghỉ. Bên cạnh điện Trường
Xuân lại dựng điện Long Lộc, mái lợp ngói bạc"
14
. Sang thời Lý, ngoài việc
xây cất cung điện ở Thăng Long, việc xây dựng chùa chiền không chỉ có ở
kinh đô mà ở khắp nơi. Việc xây cất ở triều Lý, ngay từ vị vua đầu tiên đã