lớn là Kinh đô Hoa Lư mới xây dựng nằm trên trục đường giao thông thủy
bộ và trung tâm Đại La xuất hiện từ trước. Vào cuối thế kỷ X, năm 976 mới
thấy sử chép có "thuyền buôn của các nước ngoài đến dâng sản vật của
nước họ"
17
. Sang thời Tiền Lê, việc buôn bán không chỉ dừng lại trong thị
trường nội địa mà đã bắt đầu có thông thương mậu dịch với nước ngoài.
Năm 1007, Vua Lê Long Đình đã đặt quan hệ mua bán, đổi chác với Trung
Quốc ở chỗ vùng biên thuộc Liễu Châu và trấn Như Hồng (Quảng Đông).
Sang thời Lý, việc dời đô ra Thăng Long cùng với việc mở mang khu vực
thị của Kinh đô, gồm các phường đã xác lập. Một số chợ lớn ở Thăng Long
như chợ Đông, chợ Tây, chợ Nam xuất hiện. Việc giao thương với nước
ngoài được mở rộng hơn nhiều ở thời Lý, đặc biệt với Trung Hoa và Xiêm
La. Hàng loạt "bạc dịch trường" xuất hiện ở vùng biên như những chợ biên
giới phía Bắc. Trang Vân Đồn xuất hiện vào năm 1149 là một điểm buôn
bán quan trọng, trao đổi hàng hóa với các nước trong khu vực như Xiêm
La, các nước vùng đảo Inđônêxia...
Sự phát triển của thương nghiệp đòi hỏi có vật ngang giá. Ngoài các
loại tiền của Trung Hoa lưu hành trong dân gian từ trước cùng với bạc nén,
vàng nén. Từ thời Đinh đã đúc tiền đồng mang tên "Thái Bình hưng bảo"
mặt sau có chữ Đinh, thời Tiền Lê có tiền "Thiên Phúc trấn bảo" được đúc
vào năm 984.
Như vậy, về công thương nghiệp thời Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý đã
từng bước mở mang phát triển. Từ nhỏ hẹp, gắn chặt với nông nghiệp ở thế
kỷ X đã bắt đầu có sự chuyên nghiệp hơn, ít nhất ở các tổ chức của nhà
nước. Đã bắt đầu có sự mở mang quan hệ giao thương với nước ngoài, bắt
đầu vượt ra ngoài thị trường trong nước, vươn tới quan hệ với các nước lân
bang mặc dù còn rất hạn chế.
c) Văn hóa - xã hội
Hơn một nghìn năm dưới ách đô hộ, mặc dù âm mưu đồng hóa của
phong kiến phương Bắc khá nham hiểm và dai dẳng nhưng cuối cùng, nền
văn hóa bản địa của nhân dân ta vẫn tồn tại với sức sống mãnh liệt. Sau khi