LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 1 - Trang 83

khôi phục được nền độc lập, tự chủ, từ thế kỷ X, văn hóa bản địa có điều
kiện mở mang, phát triển mạnh mẽ. Cùng với những phong tục, tập quán cổ
truyền, tín ngưỡng phồn thực, đa thần, thờ cúng tổ tiên, suy tôn người có
công với dân, với nước của người Việt còn có tôn giáo Phật, Đạo và Nho
giáo, đặc biệt là Phật giáo.

Phật giáo và Nho giáo du nhập vào nước ta dưới thời đô hộ từ

những thế kỷ đầu sau Công nguyên. Nếu như Phật giáo gần gũi, phù hợp
với đời sống tâm linh của người Việt thì Nho giáo gắn liền với bọn thống trị
đô hộ nên mặc dù du nhập đã nhiều thế kỷ nhưng vẫn còn xa lạ. Điều này
đã cắt nghĩa hiện tượng hầu như vắng bóng của Nho giáo trong văn hóa của
cư dân Đại Cồ Việt, trong khi đó Phật giáo, Đạo giáo hiện diện trong đời
sống xã hội và còn có mặt trong hoạt động chính trị của nhà nước quân chủ
hồi thế kỷ X. Tại Kinh đô Hoa Lư đã phát hiện nhiều cột kinh Phật bằng đá
tám cạnh dài khoảng 80 chỉ có khắc kinh Phật với dòng lạc khoản "Đệ tử
Tĩnh Hải quân tiết độ sứ. Nam Việt vương Đinh Liễn kính tạo bảo tràng
nhất bách tòa. Quý Dậu tuế" (Đệ tử của Phật là Nam Việt vương Đinh Liễn
kính dâng một trăm cột kinh Phật. Năm Quý Dậu - 973)

18

. Trong bộ máy

quản lý đất nước thời Đinh - Tiền Lê, có một bộ phận trông coi tôn giáo
Phật, Đạo như đã dẫn ở trên. Các bậc cao tăng như Ngô Chân Lưu (Khuông
Việt), Đỗ Pháp Thuận, Ma Ha, Vạn Hạnh đều là những trí thức uyên thâm
Nho - Phật - Đạo từng được Vua Lê Đại Hành trọng dụng mời tham dự bàn
bạc việc nước, trù hoạch công việc trong buổi sáng nghiệp, tiếp đón sứ giả.
Đội ngũ cao tăng thực sự tiêu biểu cho trí thức của quốc gia Đại Cồ Việt,
từng tham gia tích cực vào việc nước, việc dân, được nhân dân kính trọng,
nhà nước trọng dụng. Nho giáo ở thế kỷ X đã có mặt nhưng hoàn toàn chưa
phổ biến. Các trí thức Phật, Đạo có học Nho cũng chỉ dùng Nho để truyền
tải Phật, Đạo. Việc học chữ Nho được tiến hành trong nhà chùa để dạy về
Phật giáo, chưa có thi cử. Cho đến cuối thời Tiền Lê, vào năm 1007, Vua
Lê Long Đĩnh mới sai con là Minh Sưởng sang nhà Tống xin Cửu kinh và
kinh sách Đại Tạng (9 kinh nhà Nho và kinh sách nhà Phật). Sự kiện này
ghi nhận nhà nước quân chủ bước đầu chủ động tiếp thu Nho giáo.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.