LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 1 - Trang 85

cống nạp từ công xã. Bóng dáng của địa chủ đã hiện diện ở thế kỷ X qua
tầng lớp thổ hào, tuy nhiên cho đến thế kỷ XI, ruộng đất tư hữu chưa phát
triển, ruộng đất nằm trong tay nhà vua, trao quyền sử dụng cho công xã và
phong cấp cho quan lại. Nếu như sự phân hóa giai cấp trong xã hội còn
nhập nhằng thì sự hiện diện của các tầng lớp khá rõ nét. Ngoài tầng lớp quý
tộc thống trị xã hội, tầng lớp tăng ni, sư sãi chiếm một số lượng khá đông
đảo giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tâm linh, còn có tầng lớp nô tỳ, tầng
lớp nho sĩ đã xuất hiện nhưng chưa thành một lực lượng quan trọng trong
xã hội. Các tầng lớp này đan xen cùng tồn tại trong một xã hội hài hòa
được nuôi dưỡng, kích thích bằng chất men của nhà Phật.

2. Những hoạt động quân sự chủ yếu

Về hoạt động quân sự, trước hết cần điểm sơ lược vài nét về tổ chức

quân đội thời này.

Thời Ngô, sử sách không hề chép về tổ chức quân đội. Sử gia Lê

Văn Hưu cũng chỉ cho biết đó là "quân mới họp của nước Việt ta"

20

. Qua

trận đánh thắng giặc Nam Hán nơi cửa sông Bạch Đằng và dẹp Kiều Công
Tiễn ở Đại La vào năm 938, ta biết ít nhất trong quân đội do Ngô Quyền
chỉ huy có ba loại quân, đó là bộ binh, thủy binh và kỵ binh. Sau chiến
thắng, Ngô Quyền đã tổ chức lực lượng quân đội bảo vệ nhà nước vương
triều Ngô và Kinh đô Cổ Loa mà cho đến nay không có tài liệu để làm sáng
tỏ. Ngoài quân của triều đình, hẳn rằng ở địa phương có lực lượng vũ trang
do các thổ hào cầm đầu các công xã hay liên công xã.

Tổ chức vũ trang này tan rã cùng với sự suy vong của vương triều

Ngô dẫn đến "loạn mười hai sứ quân" diễn ra vào các năm 965-968. Một

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.