lần nữa, kế tục việc làm của Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh lại tập hợp lực
lượng thành lập đoàn quân dẹp loạn. Đinh Bộ Lĩnh xây dựng nên quân đội
của quốc gia Đại Cồ Việt thống nhất, với kinh đô là Hoa Lư. Sáu năm sau
khi lên ngôi, vào năm 974, vua Đinh thành lập "Thập đạo quân" (quân 10
đạo) do Lê Hoàn đứng đầu.
Kế thừa tổ chức quân đội của vương triều Đinh, nhà Tiền Lê, Vua
Lê Đại Hành (Lê Hoàn) tổ chức thân quân bảo vệ nhà vua và triều đình. Sử
chép: "Lê Đại Hành năm Thiên Phúc thứ 7 (968) đặt "Binh túc vệ" gọi là
thân quân, trên trán đều thích 3 chữ "Thiên tử quân"
21
. Các địa phương, tức
các đạo vẫn giữ như thời Đinh gồm 10 đạo, cùng với thân quân ở trung
ương, dưới sự chỉ huy thống nhất của Lê Hoàn.
Sang thời Lý, bên cạnh sự hoàn thiện về bộ máy quản lý nhà nước,
tổ chức quân đội phát triển quy mô hơn, gồm ba loại quân rõ rệt: cấm quân
và sương quân, quân địa phương - ngoại binh (quân các lộ, phủ) và dân
binh, thổ binh ở cơ sở xã, sách, động... Cấm quân thường xuyên túc trực
canh giữ kinh đô và triều đình; sương quân "mỗi tháng đều phải một lần gọi
là đến canh, hết canh cho về nhà cày cấy hoặc làm công nghệ tự cấp lấy
chứ không được cấp lương"
22
. Quân của lộ, phủ cũng chia phiên thay nhau
về làm ruộng như quân của triều đình. Thổ binh và dân binh chỉ tập trung
khi có việc, còn thường xuyên gắn với sản xuất.
Với tổ chức lực lượng vũ trang từ "quân mới họp" thời Ngô đến ba
thứ quân thời Lý, các vương triều thời kỳ này đã tiến hành nhiều hoạt động
quân sự. Có thể phân các hoạt động quân sự thời này làm ba loại hình theo
mục tiêu cụ thể: 1) Chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập của Tổ quốc; 2) Dẹp
loạn, bảo vệ nhà nước và nền thống nhất quốc gia; 3) Giữ vững biên cương,
mở rộng lãnh thổ.
Sau đây sẽ lần lượt điểm đến các hoạt động quân sự theo trình tự
thời gian qua các vương triều.
Dẹp "loạn mười hai sứ quân":