Sau khi Ngô Quyền qua đời (năm 944), Dương Tam Kha cướp ngôi.
Năm 951, con trai Ngô Quyền là Xương Ngập, Xương Văn giành lại được
vương vị. Nhưng sau đó anh em bất hòa, vương triều Ngô lục đục đi đến
sụp đổ, kéo theo sự rối loạn trong cả nước. Thổ hào các nơi nổi dậy, mỗi
người chiếm giữ một vùng mà sử chép là "loạn mười hai sứ quân". Sau khi
Ngô Quyền mất, Đinh Bộ Lĩnh tập họp quân ở động Hoa Lư chống lại
chính quyền Cổ Loa dưới quyền của Dương Tam Kha. Khi "loạn mười hai
sứ quân" bùng nổ vào năm 966, Đinh Bộ Lĩnh đã đem quân bản bộ, tập hợp
thêm lực lượng, tiến hành dẹp loạn. Sau hơn hai năm chiến đấu, Đinh Bộ
Lĩnh lần lượt đánh dẹp được các sứ quân, thống nhất giang sơn về một mối,
lập nên Nhà nước Đại Có Việt đóng đô ở Hoa Lư vào năm 968.
Đánh giặc Tống vào năm 981:
Cuối năm 980, lợi dụng tình hình rối loạn của triều đình Hoa Lư sau
khi vua Đinh và Đinh Liễn bị sát hại, giặc Tống do Hầu Nhân Bảo, Tôn
Toàn Hưng, Lưu Trừng, Trần Khâm Tộ chia làm hai đường thủy, bộ tràn
qua biên giới phía Bắc tiến vào đánh chiếm nước Đại Cồ Việt. Trước nguy
cơ xâm lược, được sự ủng hộ của Dương Thái hậu, quân lính ở Hoa Lư tôn
Lê Hoàn lên ngôi cầm quyền chống giặc.
Dưới sự điều hành của Lê Hoàn, sau trận đánh phủ đầu cản bước
tiến của thủy quân giặc do Hầu Nhân Bảo chỉ huy ở sông Bạch Đằng vào
tháng chạp năm Canh Thìn (1-981), quân dân Đại Cồ Việt đã liên tục chặn
đánh giặc trên tuyến đường thủy, bộ về Đại La, buộc giặc phải lui về cố thủ
đợi viện binh của Lưu Trừng, Trần Khâm Tộ. Nhận thức được tương quan
lực lượng không cho phép tổ chức một trận quyết chiến nhằm tiêu diệt toàn
bộ quân giặc, Lê Hoàn đã dùng mưu kế trá hàng lừa địch. Về trận này, sử
chép khá sơ lược. Việt sử lược chép: "Quân Tống lui giữ Ninh Giang. Vua
sai trá hàng để dụ Nhân Bảo. Quân Tống bị thua, ta bắt chém được Nhân
Bảo"
23
. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: "(Giặc - TG) lại đến sông Chi
Lăng (sông Bạch Đằng mới đúng - TG). Vua (Lê Hoàn - TG) sai quân sĩ trá
hàng để dụ Nhân Bảo, nhân đó bắt được Nhân Bảo, đem chém"
24
. Chủ