Tháng Giêng năm 1077, giặc Tống do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ
huy tiến vào Đại Việt, chiếm đóng bờ bắc sông Cầu, bị chặn đứng bởi
phòng tuyến Như Nguyệt. Thủy quân do Dương Tùng Tiên tiến theo đường
biển bị Lý Kế Nguyên chặn đánh nhiều trận, chịu giam chân và thất bại ở
Đông Kênh - ven biển Quảng Ninh. Chờ không thấy thủy quân, Quách Quỳ
vội mở cuộc tấn công ở Như Nguyệt. Hai lần tấn công đều bị đại bại,
Quách Quỳ án binh bất động, chờ thủy quân, ra lệnh "ai bàn đánh sẽ chém".
Nắm chắc tình hình địch: thủy quân bị đánh chặn ở Đông Kênh,
quân bộ lui về phòng thủ, Lý Thường Kiệt tổ chức phản công, tấn công
doanh trại giặc do Quách Quỳ ở vùng bờ bắc Thị Cầu chỉ huy, và tự cầm
quân tấn công doanh trại của Triệu Tiết ở phía đối diện với Như Nguyệt.
Sách Việt sử lược chép: Thường Kiệt biết rằng quân Tống sức lực đã khốn
đốn, ban đêm sang sông đánh úp, đại phá được. Quân Tống 10 phần chết
đến 5, 6
27
. Sau đại thắng, Lý Thường Kiệt dùng "biện sĩ bàn hòa"; thế cùng,
giặc Tống chấp nhận phải rút quân về nước. Liền sau khi giặc rút, Lý
Thường Kiệt sai quân chiếm lại những vùng đất mà Quách Quỳ đã chiếm,
chỉ còn Quảng Nguyên cho đến cuối năm 1079, bằng con đường ngoại giao
hòa bình mới đòi lại được.
Đánh dẹp Chiêm Thành, bảo vệ và mở rộng biên giới phía Nam:
Trong thời Lý, Chiêm Thành đã nhiều lần tràn sang cướp bóc cư
dân biên giới, buộc nhà vua phải đem quân đi đánh dẹp, tiến vào Kinh đô
Vijaya (Phật Thệ - Bình Định) phá hủy thành trì, phủ dụ dân chúng, sau đó
rút quân về nước.
Cho đến năm 1069, Chiêm Thành lại "khuấy rối nơi biên giới", mặt
khác lại thần phục nhà Tống, dựa vào nhà Tống để chống phá Đại Việt.
Cho đến những năm chuẩn bị tấn công Đại Việt, nhà Tống đã xui giặc
Chiêm Thành tấn công Đại Việt từ phía Nam. Dập tắt họa Chiêm Thành để
rảnh tay đối phó với giặc Tống, tháng 3, tháng 4 năm l069, nhà vua và Lý
Thường Kiệt tiến quân vào Kinh đô Vijaya. Tháng 5, Lý Thường Kiệt bắt
được chúa Chiêm là Chế Củ ở biên giới Chân Lạp; tháng 6 rút quân về