Thăng Long. Chế Củ dâng ba châu Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính (Quảng
Bình, Quảng Trị ngày nay) để được về nước.
Dẹp nội loạn:
Đầu năm 1028, Lý Thái Tổ băng hà, lập tức ba vương là Đông
Chinh, Dục Thánh và Vũ Đức nổi loạn chống lại Thái tử Lý Phật Mã (tức
Vua Lý Thái Tông). Ba vương chống không nổi, Lý Thái Tông ủy thác cho
các quan tướng đánh dẹp. Lê Phụng Hiểu bắt giết được Vũ Đức vương,
đánh tan phủ binh của ba vương. Đông Chinh vương và Dục Thánh vương
chạy thoát, sau đó ra hàng, được tha tội, cho phục lại tước cũ.
Tiếp theo vụ "loạn ba vương" ở kinh đô, ở Trường Yên (Ninh
Bình), Khai Quốc vương Bồ cũng đem quân bản phủ nổi dậy. Lý Thái Tông
tự cầm quân đánh dẹp, bắt được Khai Quốc vương đem về Thăng Long, sau
đó tha tội, cho phục lại tước cũ.
Dẹp loạn ở các địa phương:
Thời Lý có 19 vụ nổi loạn ở các địa phương, trong đó có các vụ lớn
nổi bật như: vụ Cử Long ở Cẩm Thủy, Thanh Hóa nổi dậy từ thời Tiền Lê,
năm 1011, Vua Lý Thái Tổ phải trực tiếp cầm quân đi đánh dẹp; vụ Nùng
Tồn Phúc, Nùng Trí Cao ở Thạch An (Cao Bằng), năm 1041 Vua Lý Thái
Tông sai quân đi đánh dẹp, bắt được Trí Cao đem về Thăng Long. Sau đó
nhà vua tha, giao cho quản giữ đất Cao Bằng, phong làm Thái bảo. Năm
1048, Trí Cao lại nổi dậy chống triều đình; bị đánh dẹp, Trí Cao xin hàng,
sau chạy sang đất Tống và bị nhà Tống tiêu diệt; vụ động Ma Sa (huyện
Mai Đà, Hòa Bình), năm 1119, Vua Lý Nhân Tông phải huy động khá lớn
quân thủy, bộ đi đánh dẹp bắt được động trưởng là Ngụy Bàng; vụ Thân
Lợi xảy ra vào năm 1140 đời Vua Lý Anh Tông: Thân Lợi tự xưng là con
Lý Nhân Tông, chiếm giữ vùng đất Thái Nguyên, tính kế đánh Thăng
Long, bị quân của triều đình đánh dẹp. Thân Lợi trốn sang châu Lạng, bị
Thái phó Tô Hiến Thành đánh bắt giải về Thăng Long xử trảm.