LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 2 - Trang 194

Nắm bắt được tư tưởng quân sự của Càn Long, Nguyễn Huệ đã chỉ rõ: "Nhà Thanh từ

vua Càn Long lên ngôi đến nay (1788) luôn mưu toan mở rộng bờ cõi, đã chiếm được phía
tây, lại toan lấn phía nam. Sự mất còn của nước ta là quyết định ở trận này"

79

. Do vậy, Đại

Việt phải giành được toàn thắng, để phương Bắc "từ nay về sau không còn nuôi ý tưởng điên
cuồng muốn chiếm lấy đất nước ta làm quận, huyện của chúng nữa"

80

. Và để đối lại với quan

điểm tư tưởng quân sự "không đánh mà thắng" của Càn Long, Tây Sơn - Nguyễn Huệ trước
sau kiên định quan điểm tư tưởng "tận suất vi binh" - chiến tranh toàn dân và "chỉ đánh một
trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc"

81

. Một trong những điểm mạnh nhất của tư

tưởng quân sự Tây Sơn - Nguyễn Huệ so với tư tưởng quân sự Càn Long là sắc sảo trong
nhận định tầm quan trọng và sự cần thiết của việc phân tích nghiêm túc, rất tỉnh táo về tương
quan so sánh lực lượng giữa hai bên và tình hình quân sự - chính trị để tuỳ cơ ứng biến.
Theo
cách nói của Nguyễn Huệ, đó là: Người khéo thắng là thắng ở chỗ rất mềm dẻo, chứ không
phải lấy mạnh đè yếu, lấy nhiều hiếp ít.

Với những quan điểm tư tưởng quân sự toàn diện, sâu sắc hết sức phù hợp với điều

kiện kinh tế, xã hội và con người Đại Việt ở vào thời gian nửa cuối thế kỷ XVIII, triều đại Tây
Sơn không chỉ làm nên những thắng lợi to lớn trong đánh dẹp thù trong, tạo tiền đề cho thống
nhất đất nước, đánh bại các thế lực xâm lược ngoại bang, giành lại chủ quyền cho quốc gia,
dân tộc, mà còn góp phần to lớn vào việc bổ sung và phát triển tư tưởng quân sự Việt Nam lên
một đỉnh cao mới; thiết thực phục vụ sự nghiệp xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, bảo
vệ đất nước trong những giai đoạn tiếp sau.

______________

1. Thích Đại Sán: Hải ngoại kỷ sự, bản dịch Viện Đại học Huế, Huế, 1963, tr.43.
2. Hải ngoại kỷ sự, Sđd, tr.67.

3. Hoàng Phủ Ngọc Tường: Nguyễn Huệ và khát vọng thống nhất đất nước ở thế kỷ

XVIII, Kỷ yếu Hội thảo khoa học "Đất Phú Xuân với anh hùng Nguyễn Huệ", Nxb. Thuận
Hoá, Huế, 1986, tr.24.

4. Xem Việt sử thông giám cương mục, t.XVIII, tr. 1756.

5. Cụ thể như: thực hiện việc cấp ngụ lộc cho viên quan Huấn Vũ hầu, tại xã Cao Xá

Hạ, huyện Quảng Điền có 53 nhân đinh, trong đó có 9 nhân đinh thuộc hạng cùng đinh được
miễn thuế, số còn lại 44 người mỗi người mỗi năm phải đóng góp các khoản tiền và lễ vật
(quy ra tiền) trị giá 138 quan - nghĩa là một suất đinh phải nộp 3 quan tiền.

6. Điển hình như ở khu vực miền núi huyện Khang Lộc, tỉnh Quảng Bình, nơi cư trú

của ba sách người dân tộc thiểu số là An Đại, An Niệm và Cẩm Lý, số tiền thuế và hiện vật
phải nộp năm 1774 bằng 994 quan tiền; trong đó, riêng sách An Đại, mặc dù chỉ có 11 dân
đinh nhưng phải nộp đến 443 quan tiền thuế và hiện vật (người nộp nhiều nhất là 60 quan,
người ít nhất là 15 quan).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.