LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 2 - Trang 193

quyết. Trên cơ sở xem xét, đánh giá thận trọng thế và lực cụ thể của mỗi quốc gia láng giềng,
Tây Sơn có những đối sách khác nhau; song tư tưởng chỉ đạo nhất quán xuyên suốt là mềm
dẻo, khéo léo nhưng cũng rất cương quyết, nhằm tạo ra sự ổn định trong nội bộ, trong quốc
gia để tập trung cho nhiệm vụ chủ yếu. Quan điểm tư tưởng ngoại giao này đã giúp Tây Sơn
thành công trong khởi nghĩa, chiến tranh và xây dựng nền quốc phòng bảo vệ Tổ quốc nói
riêng, xây dựng đất nước nói chung.

Như vậy, cùng với quá trình khởi nghĩa đánh dẹp các thế lực phong kiến phản động cát

cứ, thống nhất đất nước và tiến hành chiến tranh đánh bại các thế lực xâm lược ngoại bang,
triều đại Tây Sơn - mà nòng cốt là Tây Sơn - Nguyễn Huệ đã xây dựng nên hệ thống những
quan điểm tư tưởng quân sự mới. Đây chính là yếu tố có tính quyết định sự thành công của
khởi nghĩa, chiến tranh và sự ra đời tồn tại, phát triển của triều đại Tây Sơn.

Điều khẳng định là những nội dung tư tưởng quân sự Tây Sơn được kế thừa một cách

sáng tạo hệ tư tưởng quân sự của tổ tiên được đúc kết từ lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ
nước từ khởi nguồn đến bấy giờ. Nhưng, điểm sâu sắc nhất ở đây là “tư tưởng quân sự Việt
Nam (triều Tây Sơn) đã có sự đánh giá đúng đắn, sâu sắc những tiềm năng cực lớn của quần
chúng chiến binh, vốn là những nông nô đã giành được địa vị nông dân tự do: kết hợp tinh
thần bất khuất của dân tộc và tinh thần quật khởi của dân chúng lao khổ; tầm quan trọng của
hỏa lực, của hậu cần quân sự, đã xác định về cơ bản những hình thức tổ chức các binh chủng
của lục quân và thủy quân và đã xác định rõ ràng những phương pháp sử dụng chúng trong
chiến tranh”

75

.

Tư tưởng quân sự Việt Nam triều Tây Sơn đã được minh chứng trong thực tiễn ưu thế

của nó đối với những tư tưởng quân sự của các thế lực xâm lược ngoại bang thời bấy giờ, mà
tập trung nhất, điển hình nhất là tư tưởng quân sự của Càn Long dưới triều Mãn Thanh. Tư
tưởng quân sự của Càn Long là đánh chiếm đất đai, chớ không phải đánh tiêu diệt quân đội
đối phương; là tiến hành những cuộc cơ động khéo léo để đẩy lùi đối phương, buộc đối
phương rút lui, đồng thời lại cắt đứt đường rút lui của đối phương, dồn ép đối phương vào thế
bất lợi, nhưng không tiến hành những trận đánh quyết định. Một tư tưởng chỉ đạo như vậy
không đòi hỏi phải thắng nhanh. Điều này được minh chứng qua chỉ dụ của Càn Long cho
Tôn Sỹ Nghị, rằng: "Cứ từ từ, không gấp vội... Nếu như người trong nước, một nửa theo về
Huệ và Huệ không chịu rút quân, thì phải chờ thủy quân Mãn, Quảng vượt biển tiến vào
Thuận, Quảng trước, sau đó lục quân mới tiến quân. Cả hai mặt, đằng trước đằng sau, Nguyễn
Huệ đều bị đánh, tất phải quy phục. Ta nhân đó giữ cả hai"

76

. Tư tưởng không tiến hành những

trận đánh quyết định - "không đánh mà thắng" của Càn Long là sự vận dụng tư tưởng quân sự
của Tôn Tử vào điều kiện mới: "...Trăm trận đánh trăm trận được, không phải là người giỏi
trong những người giỏi. Không đánh mà khuất phục được quân của người, ấy là người giỏi
trong những người giỏi"

77

, cho nên người giỏi dùng binh, đuổi quân của người mà không phải

chiến, hạ thành của người mà không phải đánh, hủy nước của người mà không phải lâu”

78

.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.