LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 2 - Trang 200

quyết tâm bảo vệ vững chắc nền độc lập của toàn thể dân tộc Việt Nam. Quán triệt quan điểm
bảo vệ nền độc lập dân tộc, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia thống nhất, các nhà nước
phong kiến Việt Nam vì quyền lợi, nguyện vọng, ý chí thiêng liêng của dân tộc đã đề ra những
chủ trương, chính sách đúng đắn, trong đó có các vấn đề về quan điểm, tư tưởng quân sự và tổ
chức lãnh đạo quân đội và nhân dân quyết tâm giữ gìn và phát huy mạnh mẽ truyền thống
quân sự dân tộc, đáp ứng yêu cầu ổn định, phát triển cơ bản của xã hội, phù hợp với lợi ích tối
cao của dân tộc, theo kịp với xu thế phát triển tất yếu của thời đại.

Bước vào thế kỷ XVIII, chế độ phong kiến Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng

trầm trọng, sâu sắc. Ở Đàng Ngoài (từ sông Gianh, Quảng Bình trở ra Bắc), dưới chế độ thống
trị họ Trịnh, đời sống của nhân dân, nhất là nông dân hết sức khó khăn, nghèo khổ, đói kém,
dẫn đến phong trào nông dân khởi nghĩa diễn ra mạnh mẽ ở nhiều vùng, suốt từ miền đồng
bằng, trung du lên miền núi. Mặc dù phong trào đấu tranh của nhân dân, chủ yếu là nông dân
chưa giành được thắng lợi, nhưng nó đã tác động mạnh, rung chuyển cả xã hội, làm lung lay
nền thống trị của tập đoàn phong kiến họ Trịnh.

Trong khi đó, ở Đàng Trong (từ sông Gianh trở vào Nam), dưới chế độ thống trị họ

Nguyễn, nhân dân từ lâu đã bất bình trước các chính sách, không đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế, xã hội. Đời sống của các tầng lớp nhân dân vô cùng khổ cực. Phong trào khởi nghĩa
của nhân dân Đàng Trong nổ ra chậm hơn so với Đàng Ngoài, nhưng mạnh mẽ, quyết liệt, báo
hiệu bước chuẩn bị cho phong trào đấu tranh sẽ diễn ra với quy mô to lớn chống chế độ thống
trị họ Nguyễn.

Mùa xuân năm Tân Mão (1771), một cuộc khởi nghĩa nông dân, do ba anh em Nguyễn

Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo, bùng nổ ở ấp Tây Sơn thuộc phủ Quy Nhơn (vùng
giáp giới giữa hai tỉnh Bình Định và Kon Tum ngày nay). Cuối năm Quý Tỵ (1773), thanh thế
nghĩa quân Tây Sơn ngày càng lan rộng, thu hút các tầng lớp nhân dân, chủ yếu là nông dân
tham gia, trở thành phong trào cách mạng nông dân rộng lớn, kiểm soát từ Quảng Nam tới
Bình Thuận, ngăn đôi địa phận thống trị của tập đoàn phong kiến họ Nguyễn ở Đàng Trong.

Từ đây, các cuộc xung đột quân sự diễn ra mạnh mẽ ở Đàng Trong. Lợi dụng sự suy

yếu của tập đoàn phong kiến họ Nguyễn, quân Trịnh mở cuộc tiến công vào Đàng Trong.
Cuối năm Giáp Ngọ (1774), ba vạn quân Trịnh vượt sông Gianh, đánh chiếm hệ thống đồn lũy
quân Nguyễn, rồi tiến vào chiếm Phú Xuân (Huế), buộc tập đoàn phong kiến thống trị họ
Nguyễn rút chạy vào Quảng Nam, sau đó dùng thuyền vượt biển vào vùng Gia Định để củng
cố, tập hợp lực lượng chờ thời cơ phản công.

Đầu năm Ất Mùi (1775), quân Trịnh bắt đầu tiến công vào các vùng kiểm soát của

nghĩa quân Tây Sơn. Trong khi đó, quân Nguyễn sau khi củng cố lực lượng ở Gia Định, cũng
ra sức phản công chiếm lại các vùng bị mất từ Bình Thuận ra Phú Yên. Nhằm tránh thế bị hai
lực lượng: quân Nguyễn từ phía Nam đánh ra và quân Trịnh từ ngoài Bắc đánh vào, nghĩa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.