LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 2 - Trang 201

quân Tây Sơn thực hiện sách lược tạm hòa hoãn với quân Trịnh để tập trung lực lượng đánh
quân Nguyễn trước.

Sau khi tạm thời hòa hoãn với quân Trịnh ở phía Bắc, từ năm Bính Thân (1776) đến

năm Quý Mão (1783), nghĩa quân Tây Sơn tập trung lực lượng năm lần tiến công vào Gia
Định (1776, 1777, 1778, 1782 và 1783), đánh thiệt hại nặng quân Nguyễn, buộc Nguyễn Ánh
cùng một bộ phận lực lượng phải lánh ra đảo Phú Quốc. Sau đó, Nguyễn Ánh đem quân trở
lại đánh Gia Định, bị quân Tây Sơn tiến công dồn dập nên tan rã, buộc phải rút sang Xiêm
(Thái Lan). Chế độ thống trị của tập đoàn phong kiến họ Nguyễn được thiết lập hai năm bị
đánh đổ. Nghĩa quân Tây Sơn đã lập nên những chiến công hiển hách, thể hiện sức mạnh quân
sự của dân tộc, đánh đổ tập đoàn phong kiến họ Nguyễn; tiếp đó, đánh đổ chế độ thống trị tập
đoàn phong kiến họ Trịnh; đặc biệt là tiêu diệt quân Xiêm, quân Thanh xâm lược, giành lại
chủ quyền dân tộc, thống nhất đất nước và đề ra những cải cách tiến bộ, trong đó có cải cách
thể hiện trên lĩnh vực tư tưởng quân sự. Nhưng triều Tây Sơn bắt đầu lâm nguy sau khi vua
Quang Trung đột ngột từ trần năm Nhâm Tý (1792).

Lợi dụng triều Tây Sơn đang tập trung lực lượng đối phó với kẻ thù ở phía Bắc, tháng

7 năm Giáp Thìn (1784), được quân Xiêm giúp sức, Nguyễn Ánh đưa quân về chiếm Gia
Định, hòng xây dựng lực lượng, tạo bàn đạp để tiến hành đánh đổ triều Tây Sơn. Tuy nhiên,
do lực lượng còn hạn chế và triều Tây Sơn còn mạnh, nên Nguyễn Ánh chưa thể thực hiện
được mưu đồ đó.

Cuối thế kỷ XVIII, đại diện các công ty tư bản và giáo hội ở một số nước phương Tây

(như Pháp, Anh, Bồ Đào Nha, Hà Lan...) đã mở rộng các hoạt động sang phương Đông, trong
đó Việt Nam là một trọng điểm. Chúng tìm cách liên lạc và viện trợ cho tập đoàn phong kiến
họ Nguyễn ở Gia Định. Cuối cùng, được giám mục Bá Đa Lộc

1

dẫn dắt, Nguyễn Ánh đã

quyết định dựa vào tư bản Pháp để đánh dẹp Tây Sơn, xây dựng cơ đồ. Cuối năm Giáp Thìn
(1784), Nguyễn Ánh nhờ Bá Đa Lộc làm đại diện, dẫn đầu một phái đoàn sang cầu cứu chính
phủ Pháp. Kết quả, ngày 28 tháng 11 năm Đinh Mùi (1787), tại Vécxây (Pháp), Bá Đa Lộc đại
diện cho Nguyễn Ánh và bá tước Môngmôrin (Comte de Montmorin), đại diện vua nước Pháp
Lui XVI ký một bản Hiệp ước "Tương trợ tiến công và phòng thủ” (còn gọi là Hiệp ước
Vécxây), gồm 10 điều khoản, nội dung chủ yếu là:

1. Nguyễn Ánh nhượng hẳn cho Pháp đảo Côn Lôn, cửa biển Hội An và cam kết cho

tư bản Pháp nắm độc quyền tự do buôn bán trên cả nước; được xuất khẩu, nhập khẩu mọi
hàng hóa. Đồng thời, cung cấp binh lính, lương thực cho Pháp khi có chiến tranh giữa Pháp
với một nước ở phương Đông.

2. Chính phủ Pháp nhận giúp Nguyễn Ánh 4 tàu chiến và một đội quân gồm 1.650

người, 200 pháo binh cùng vũ khí, quân trang.

Vậy là, Nguyễn Ánh đã tự mở cửa đất nước, tạo cơ hội cho các nước tư bản phương

Tây, trước nhất là Pháp từng bước thâm nhập, can thiệp nhiều mặt, trong đó tập trung giúp tập

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.