LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 2 - Trang 202

đoàn phong kiến họ Nguyễn tăng cường sức mạnh quân sự, hòng phá vỡ khối đại đoàn kết
toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia thống nhất của nhân dân Việt
Nam. Thế nhưng, nước Pháp lúc đó đang trong giai đoạn khủng hoảng chính trị nghiêm trọng,
dẫn đến cuộc cách mạng tư sản năm 1789, vì thế, Hiệp ước Vécxây không thực hiện được.
Mặc dù vậy, Bá Đa Lộc vẫn không bỏ lỡ cơ hội vì các cam kết của Hiệp ước Vécxây rất có lợi
cho tư bản Pháp. Bá Đa Lộc tự đứng ra vận động tư bản các nước thuộc địa của Pháp ở
phương Đông, bỏ tiền mua sắm một số vũ khí và tuyển mộ quân sang giúp Nguyễn Ánh.
Trong hai năm 1788 và 1791, các tàu của tư bản phương Tây, trong đó có cả người Pháp, Anh,
Bồ Đào Nha lần lượt cập bến Gia Định, góp phần tăng thêm lực lượng và phương tiện quân sự
cho tập đoàn phong kiến Nguyễn Ánh. Mặc dù số người và vũ khí tư bản phương Tây đưa đến
không nhiều, nhưng cũng có tác dụng nhất định trong việc tăng cường thêm một bước sức
mạnh quân sự cho quân Nguyễn.

Sau một thời gian củng cố, tăng cường lực lượng nhân cơ hội triều Tây Sơn đang lo

đối phó với nguy cơ xâm lược của nhà Thanh ở phía Bắc, Nguyễn Ánh tập trung lực lượng
đánh chiếm một số địa bàn ở đồng bằng sông Cửu Long. Tháng 8 năm Mậu Thân (1788),
quân Nguyễn Ánh đánh bại quân Tây Sơn ở Gia Định và một số vùng lân cận. Ngay sau đó,
được sự ủng hộ của giai cấp địa chủ, Nguyễn Ánh đã tập trung củng cố, xây dựng Gia Định
thành một căn cứ vững chắc, tạo bàn đạp chuẩn bị cho các cuộc tiến công tiêu diệt quân Tây
Sơn.

Về tổ chức hành chính, đầu năm Kỷ Dậu (1789), Nguyễn Ánh lệnh duyệt lại bản đồ

các dinh, phân chia địa giới ba dinh Trấn Biên, Phiên Trấn, Long Hồ để dễ quản lý. Đồng
thời, đổi đạo Trường Đồn (nằm ở nơi xung yếu ba dinh) làm dinh Trường Đồn (tức Định
Tường sau này), gồm một huyện (Kiến An), ba tổng (Kiến Đăng, Kiến Hưng, Kiến Hòa) và
đặt các chức lưu thủ, cai bạ, ký lục cai trị. Mặt khác, Nguyễn Ánh còn đặt quan công đường ở
hai dinh Phiên Trấn, Trấn Biên. Tiếp đó, đặt thêm các đạo, các đồn ở những nơi xung yếu và
cử người giữ chức thủ ngự trông coi, kiêm cả thu thuế.

Sau khi chấn chỉnh về mặt hành chính, Nguyễn Ánh chủ trương xây dựng Gia Định

theo quy mô, tổ chức như một quốc gia thu nhỏ, đặt sứ quán gồm hai tòa nhà, làm nơi cư trú
cho sứ giả các nước láng giềng đến. Một đội lính vệ gồm 20 người, được cử thường xuyên
canh giữ thành Gia Định. Tháng 3 năm Canh Tuất (1790), Nguyễn Ánh ra lệnh xây thành Gia
Định quy mô lớn theo kiểu bát giác, gồm có 8 cửa ngang dọc với 8 lối đi; các mặt đông tây,
nam bắc mỗi mặt dài 131 trượng 8 thước. Bên ngoài thành đào hệ thống hào sâu bao quanh,
phía ngoài hào là đường phố, nơi cư trú của nhân dân, bên phải và bên trái có trục đường
thẳng trồng cây xanh, gọi là đường thiên lý. Phía bên trong, dựng nhà Thái Miếu, kho chứa,
cục chế tạo, điện Kiến Phương, điện Kim Ấn, điện Kim Hoa và gác Triệu Dương. Mặt đằng
sau xây dựng một hậu điện để Quốc mẫu ở. Ngoài ra, Nguyễn Ánh còn lệnh xây dựng một số
doanh trại cho quân túc vệ đóng giữ, bảo vệ thành. Ở khu vực giữa sân của thành cho xây

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.