LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 2 - Trang 203

dựng kỳ đài, gồm ba tầng, trong đó tầng trên cùng là tòa bát giác vọng đẩu, ban ngày treo cờ,
ban đêm đốt đèn làm hiệu lệnh, kịp thời báo động khi cần.

Sau khi thành Gia Định xây dựng xong, Nguyễn Ánh đổi tên gọi là kinh Gia Định. Để

có thêm lực lượng trấn giữ, Nguyễn Ánh lệnh cho các dinh phải chiêu mộ dân lưu tán đến
dinh Gia Định để sắp xếp công việc làm ăn, sinh sống. Đồng thời, định ra các lệnh bắt trộm,
quy định nơi nào xảy ra trộm cướp, không bắt được kẻ gian thì quan sở tại phải bỏ tiền ra đền
người bị mất tài sản và ban bố lệnh cấm đánh bạc dưới mọi hình thức. Những chủ trương,
biện pháp này, cùng một số chính sách khác đã góp phần tạo cơ sở cho Nguyễn Ánh giữ gìn
trật tự, ổn định tình hình Gia Định để tiếp tục xây dựng, củng cố lực lượng quân sự.

Về quân sự, nhờ gây dựng được cơ sở và dựa vào một số địa chủ chiêu mộ quân sĩ, khi

từ Xiêm trở về Gia Định, Nguyễn Ánh đã tập hợp được khoảng 300 quân với hơn 20 chiến
thuyền. Tiếp đó, Nguyễn Ánh cử Nguyễn Văn Tồn đứng ra chiêu mộ dân ở vùng dân tộc thiểu
số, lập ra đồn lính Chiêm (sau Gia Long đổi tên là đồn Uy Viễn) và đặt hai vệ Vũ Cự, chiêu
mộ dân hai thôn An Hòa và Tân Hòa thuộc huyện An Xuyên, tỉnh An Giang. Sau một thời
gian xây dựng, phát triển lực lượng, đến năm Canh Tuất (1790), Nguyễn Ánh có đội quân
đông tới 3 vạn, được tổ chức tương đối thống nhất.

Nguyễn Ánh rất chú trọng đến việc đắp thành lũy phòng thủ ở các dinh và trấn, đặc

biệt là huy động lực lượng xây dựng hai thành Giác Ngư và Thảo Câu ở bên ngoài, để bảo vệ
thành Gia Định. Tháng 10 năm Kỷ Dậu (1789), Nguyễn Ánh định lệ cho quân sĩ làm nhiệm
vụ canh giữ, chia làm ba phiên, cứ một phiên ứng trực thì hai phiên được nghỉ ngơi.

Về kinh tế, Nguyễn Ánh chú ý phát triển nông nghiệp nhằm tạo nguồn lương thực dự

trữ cho các cuộc xung đột quân sự chống triều Tây Sơn. Năm 1789, Nguyễn Ánh ra lệnh
chiêu mộ dân các nơi lưu tán tập trung sản xuất nông nghiệp. Tiếp đó đặt chức điền tuấn, cử
Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Chu Minh Khánh, Ngô Tòng Chu và 20 người kiêm công
việc canh nông, luân phiên nhau đến 4 dinh, khuyến khích dân làm ruộng. Năm 1790, Nguyễn
Ánh ra dụ đốc thúc nhân dân tích cực làm ruộng và quy định các quan địa phương, quan điền
tuấn phải thường xuyên kiểm tra, xem xét sản lượng thu hoạch từng mùa từng năm, lập sổ
sách trình lên để có chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp phù hợp, nhằm cung cấp
lương thực cho chính quyền họ Nguyễn, trong đó một phần dành cho quân đội.

Nguyễn Ánh cũng quan tâm phát triển công nghiệp. Ngoài xưởng đóng thuyền, năm

1789 Nguyễn Ánh ra lệnh đóng 40 chiến thuyền lớn, 100 thuyền đi biển, ở 4 dinh đều có cục
đóng thuyền. Nguyễn Ánh quy định các loại thuyền nước ngoài được mang một số hàng hóa
cập bến buôn bán. Năm Tân Hợi (1791), Nguyễn Ánh ra lệnh giảm một nửa thuế thuyền buôn
nước ngoài đến buôn bán ở Long Xuyên.

Về văn hóa - xã hội, Nguyễn Ánh chủ trương tuyên truyền, tập hợp lực lượng và gây

ảnh hưởng, thu hút sự ủng hộ của nhân dân. Năm Mậu Thân (1788), Nguyễn Ánh ra dụ "mở
rộng đường ngôn luận", mong người dân đóng góp ý kiến vào chính sự, "lời nói đúng sẽ dùng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.