là cơ Phủ Man, An Giang, ba đội gọi là cơ Bình Hải. Mười đội cơ Phủ Man chia đặt làm lính
thuộc hạ, phân chia đóng giữ ở những nơi xung yếu thuộc các tỉnh An Giang, Hà Tiên và đồn
An Man.
Tháng 3 năm Mậu Tuất (1838), hơn 1.000 quân Xiêm chia làm hai đạo: Một đạo xuất
phát từ đồn Sa Đâu, một đạo từ đồn Viêng Chăn tiến vào xâm lược Trấn Tây đánh đồn Sơn
Phủ, bị quân đội Nguyễn đánh chặn thiệt hại. Tại Hải Tây, quân Xiêm ở đồn Sa Đâu đang
chuẩn bị tiến công thì bị quân nhà Nguyễn, do Nguyễn Tiến Phúc chỉ huy đánh chặn ở hai núi
Cẩm Thạch và Đậu Khấu (giáp bắc Tầm Bôn). Tại Hải Đông, 2.000 quân Xiêm, từ Bò Gò Vật
mưu tiến đánh đồn Chi Trinh, triều Nguyễn điều binh lính đến đóng giữ, sẵn sàng đánh ngăn
chặn quân Xiêm.
Trước tình hình quân Xiêm gồm 500 quân tiến vào quấy phá địa hạt Trấn Tây, tháng
giêng năm Tân Sửu (tháng 1-1841), vua Thiệu Trị ra lệnh cho tổng đốc An - Hà là Nguyễn Tri
Phương, tuần phủ Doãn Uẩn, chỉ huy hai vệ lính Kinh đến đóng ở các tỉnh Gia Định, Định
Tường và An Giang để phòng giữ các địa phương này. Tháng 7 năm Bính Ngọ (1846), Chất
Tri chỉ huy 100 quân Xiêm đến Giang Thành, Xá Ong Giun, dẫn 1.500 quân đến Lò Viên đều
thuộc Trấn Tây. Tiếp đó, Chất Tri lại lấy thêm binh lính dẫn 2.000 quân đến Hóa Di, Bát Ca,
đóng 2đồn ở Thuyết Một, mưu đánh đuổi quan quân bảo hộ nhà Nguyễn. Vua Thiệu Trị ra
lệnh cho Lê Văn Đức, lãnh binh tỉnh An Giang và đề đốc Nguyễn Hoàng, chỉ huy binh lính
thủy, bộ đến Tiền Giang, Hậu Giang tổ chức phòng giữ sẵn sàng đánh chặn quân Xiêm xâm
lược.
Có thể nói, trong nửa đầu thế kỷ XIX, triều Nguyễn đã có những chính sách, biện pháp
củng cố các vùng biên giới phía Bắc, phía Tây và Tây Nam, tổ chức lực lượng đánh trả, ngăn
chặn các hoạt động xâm lấn, quấy phá, cướp bóc, góp phần giữ vững an ninh chính trị bảo vệ
vững chắc chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia trên bộ.
- Đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
Không chỉ tập trung chăm lo xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ vùng biên giới phía
Bắc, phía Tây và phía Tây Nam của đất nước, triều Nguyễn còn đặc biệt rất chú ý đến việc bố
trí lực lượng, ngăn chặn mọi hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch, bảo vệ chủ quyền
lãnh thổ vùng biển, đảo của Tổ quốc. Tháng 8 năm Quý Hợi (1803), triều Nguyễn cử cai cơ
Võ Văn Phú ra làm nhiệm vụ trấn thủ cửa biển Sa Kỳ. Theo lệnh triều đình, Võ Văn Phú
tuyển lính ngoại tịch lập đội Hoàng Sa ra vùng do Hoàng Sa bảo vệ chủ quyền vùng biển, hải
đảo của Tổ quốc. Tiếp đó, triều Nguyễn ra lệnh chiêu mộ đội đóng thuyền đặt ở Gia Định.
Trong năm 1804, xưởng đóng được 50 chiếc thuyền, góp phần phục vụ việc buôn bán và canh
giữ vùng biển nước ta.
Tháng 8 năm Ất Sửu (1805), khoảng 50 chiến thuyền của quân Tề Ngôi (người Trung
Quốc) đến vùng biển Cửa Lác (Nam Định) và Biện Sơn (Thanh Hóa) cướp phá. Được tin,
quan Bắc Thành dẫn quân đi đánh và ra lệnh cho các trấn ven biển của ta tổ chức lực lượng