LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 2 - Trang 222

ra lệnh cho đô thống chế Lê Văn Phong, phó đô thống chế Nguyễn Văn Tự, chưởng cơ
Nguyễn Văn Giám, dẫn quân đi tuần vùng biên giới phía Tây.

Tháng 5 năm Đinh Hợi (1827), xung đột vũ trang giữa Vạn Tượng (Lào) và Xiêm

(Thái Lan). Vạn Tượng bị thua, A Nỗ thế cùng chạy ra Ba Động cầu cứu triều Nguyễn. Vua
Minh Mạng cho A Nỗ ở nhờ trên đất Nghệ An và điều động binh lính đến vùng Thanh Hóa,
Nghệ An đóng giữ vùng biên giới. Tháng 2 năm Mậu Tý (1828), sau khi được tin Nam
Chưởng đem binh, lương chứa ở biên giới vùng Hưng Hóa, vua Minh Mạng ra lệnh cho quan
trấn thủ Nghệ An phái hai suất đội Thần Sách, dẫn 100 quân cùng những tù phạm thuộc tỉnh
đến Trấn Ninh phòng bị. Tiếp đó tháng 5 năm Mậu Tý (1828), triều Nguyễn điều động 3.000
quân và 20 thớt voi, do Phan Văn Thuỷ, Nguyễn Văn Xuân, Nguyễn Khoa Hào chỉ huy, đến
Trấn Ninh phòng giữ vùng biên giới phía tây; đồng thời bắt đầu đặt chức thổ tri huyện và
huyện thừa ở 7 huyện (Quảng, Liêm, Xôi, Khâm, Khang, Cát, Mộc) thuộc phủ Trấn Ninh và
chuyển giao cho tù trưởng các dân tộc thiểu số quản lý, điều hành việc giữ gìn trật tự, ổn định
vùng biên giới.

Nhằm đối phó với sự xâm lấn của người nước ngoài từ phía tây, cuối năm Mậu Tý

(1828), triều đình điều động 800 binh lính chia làm ba đạo và 5 thớt voi vào trấn giữ ở Tầm
Bôn. Tháng 5 năm Ất Mùi (1835), quân Xiêm - Ai Lao ở vùng Bá Sắc thuộc Lào, do phong
kiến Xiêm La khống chế, gồm hơn 1.000 tên, tràn vào cướp phá nhân dân châu Ninh Bốn
thuộc tỉnh Hưng Hóa. Quan quân địa phương tổ chức lực lượng, đưa súng lớn đến bắn uy
hiếp. Trong thế bị bao vây, uy hiếp nhiều phía, quân Xiêm - Lào hoảng sợ rút chạy về nước.

Tháng 11 năm Quý Mão (1843), người Lào Man (người thiểu số nước Lào) tràn xuống

hạt Tầm Linh châu Hướng Hóa thuộc tỉnh Quảng Trị cướp phá của cải của nhân dân ta. Quan
sở tại huy động binh lính đánh đuổi ra khỏi vùng biên giới, giữ vững an ninh, trật tự địa
phương. Tháng chạp năm Giáp Thìn (tháng 12-1844), người thiểu số nước Nam Chưởng
(Lào) lấn chiếm vùng đất xứ Trấn Biên thuộc tỉnh Nghệ An, giết tri huyện Man Soạn. Phó vệ
uý Diệu Vũ và Nguyễn Văn Ứng chỉ huy 200 binh lính đến phủ Trấn Ninh vây đánh, quân
Nam Chưởng bị thua rút chạy về bên kia biên giới.

Trước những hành động xâm lấn, cướp phá của một số vương quốc láng giềng phía tây

Nam Chưởng, Vạn Tượng, Bá Sắc, triều Nguyễn một mặt dựa vào nhân dân các địa phương
vùng biên giới tự ngăn chặn, bảo vệ địa phương mình; mặt khác cử một bộ phận quân triều
đình đến hỗ trợ, giúp các địa phương ngăn chặn kịp thời, hạn chế thiệt hại do bọn giặc cướp
phá gây ra. Những chủ trương, biện pháp đó thể hiện tư tưởng của triều Nguyễn về bảo vệ,
giữ vững ổn định chủ quyền lãnh thổ quốc gia ở vùng biên giới phía Tây của Tổ quốc.

Đồng thời với việc chăm lo củng cố, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biên giới phía Bắc và

phía Tây, triều Nguyễn cũng như các vương triều trước đó đều chú ý đến việc xây dựng lực
lượng, tổ chức phòng thủ bảo vệ vùng biên giới phía Tây Nam. Tháng 9 năm Giáp Ngọ
(1834), Trương Minh Giảng, tổng đốc An - Hà (An Giang, Hà Tiên) tuyển mộ 10 đội lính gọi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.