LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 2 - Trang 220

Yên, Hưng Hóa, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Cao Bang, mỗi trạm được cấp 10 giáo dài, 5 dao
nhọn dài chuôi, một cờ vải vàng dài và rộng 2 thước, viết tên trạm bằng chữ to. Tiếp đó tháng
8 năm Quý Tỵ (1833), vua Minh Mạng truyền lệnh, chia đặt súng lớn ở các tỉnh Lạng Sơn,
Tuyên Quang, mỗi tỉnh đều hai súng đại luân xa bằng đồng, 4 súng tích sơn bằng đồng, 16
súng hồng y bằng gang, tất cả là 22 cỗ súng.

Riêng đối với Hưng Hóa có hai súng đại luân xa thảo nghịch tướng quân bằng đồng;

còn các súng khác tương tự có như các tỉnh trên. Các tỉnh Quảng Yên, Cao Bằng, mỗi tỉnh
đều hai súng đại luân xa bằng đồng, 4 súng tích sơn bằng đồng, 12 súng hồng y bằng gang,
với tổng số 30 khẩu súng. Tiếp đó, tháng 7 năm Giáp Ngọ (1834), triều Nguyễn tổ chức cấp
phát súng Thần cơ cho đạo quân thứ Tạ Quang Cự ở Cao Bằng 20 khẩu, mỗi khẩu có 100 phát
thuốc đạn.

Đồng thời, điều động hơn 300 binh lính cơ Hậu Kiên thuộc tả quân tỉnh Hải Dương

lên trấn giữ ở Cao Bằng. Những chủ trương, biện pháp và quá trình tổ chức, bố trí lực lượng,
bổ sung vũ khí trang bị, xây dựng thế trận phòng thủ ở vùng biên giới phía Bắc chưa được
nhiều, song với những cố gắng mức độ khác nhau dưới các vua triều Nguyễn, cũng đã góp
phần tạo lực, tạo thế giữ vững sự ổn định chủ quyền lãnh thổ quốc gia thống nhất trong nửa
đầu thế kỷ XIX.

Trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia, triều Nguyễn luôn giữ

mối quan hệ hòa hiếu, khiêm nhường. Mặc dù nhiều lúc tỏ ra thuần thục nhà Thanh, nhưng
các vua triều Nguyễn cũng có lúc tranh biện, kiên quyết giữ đất, giữ dân "không để họ lấn
dần... một thước núi, một tấc sông”

17

nơi biên giới. Khi biên cương lãnh thổ của đất nước bị

kẻ thù bên ngoài xâm nhập, quấy phá, cướp bóc, gây mất ổn định tình hình, triều Nguyễn lệnh
cho các địa phương biên giới kiên quyết đánh trả "phải giữ đất, yên dân, đánh chặn giặc
ngoài" để “bảo toàn lãnh thổ, yên ủy nhân dân". Những sự kiện lịch sử tiêu biểu sau đây sẽ
góp phần làm sáng tỏ về quan điểm tư tưởng đó của triều Nguyễn và nhân dân ta hồi đó.

Tháng 8 năm Mậu Tý (1828), phủ Khai Quảng, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) cho quân

vượt biên giới sang vùng Tuyên Quang tìm bắt Tiêu Ứng Lũng (cầm đầu bọn thổ phỉ chuyên
cướp phá vùng Vân Nam), nhưng không hiệu quả phải quay về Trung Quốc. Vua Minh Mạng
viết thư gửi nước Thanh thông báo: "Về sau có người nước Thanh trốn sang thì nên báo cho
quan biên giới bắt hộ giải sang, không được tự ý vượt qua biên giới sang Việt Nam”

18

. Điều

này thể hiện rõ quan điểm của triều Nguyễn về bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia.
Tháng 7 năm Tân Mão (1831), nhà Thanh huy động hơn 600 quân vượt biên giới đến đóng
giữ đồn Phong Thu (tức Phong Thổ) thuộc trấn Hưng Hóa, đòi quân nhà Nguyễn phải rút lui.
Vua Minh Mạng ra lệnh điều động hơn 1.000 quân và 10 thớt voi chiến, do Đặng Văn Thiêm
chỉ huy, đến trấn Hưng Hóa. Trước khí thế và áp lực mạnh mẽ của quân Nguyễn, quân Thanh
thấy không có lợi phải rút lui về nước. Triều Nguyễn sai các tù trưởng địa phương, chỉ huy
binh lính quản lý hai đồn Phong Thu và Bình Lư.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.