Nhân cơ hội vua Quang Trung - Nguyễn Huệ đột ngột băng hà, nội bộ triều đình Tây
Sơn bất hòa, tập đoàn phong kiến Nguyễn Ánh được giai cấp địa chủ trong nước ủng hộ; tư
bản Pháp giúp sức đã phản kích lật đổ triều Tây Sơn, lập ra triều Nguyễn, mở đầu thời kỳ đất
nước thống nhất, non sông liền một dải.
“Nước Việt Nam, quốc hiệu đặt năm 1804 và Đại Nam năm 1838, là một quốc gia
thống nhất trên lãnh thổ rộng lớn gần như tương ứng với lãnh thổ Việt Nam hiện nay, bao gồm
cả Đàng Trong và Đàng Ngoài cũ. Trên lãnh thổ thống nhất đó, triều Nguyễn đã xây dựng một
cơ chế quân chủ tập quyền mạnh mẽ với một bộ máy hành chính và một thiết chế vận hành
quy củ, chặt chẽ"
16
, nhất là sau cải cách hành chính của vua Minh Mạng năm 1831-1832. Các
công trình nghiên cứu gần đây đều đánh giá cao công lao thống nhất đất nước của triều
Nguyễn và hệ thống tổ chức chính quyền với quy chế hoạt động có hiệu lực.
Kế thừa truyền thống của dân tộc về tư tưởng độc lập dân tộc, thống nhất đất nước,
triều Nguyễn được thiết lập có điểm khác biệt so với các vương triều tiến bộ trong lịch sử dân
tộc. Các vương triều đó đều được hình thành trên cơ sở thắng lợi của một cuộc chiến tranh
giải phóng dân tộc hoặc sau khi thiết lập, đã cơ bản hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chống
ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc, củng cố quốc gia thống nhất. Còn triều Nguyễn giành
thắng lợi bằng một cuộc chiến tranh nhờ dựa vào giai cấp địa chủ trong nước và phần nào nhờ
sự giúp sức của tư bản phương Tây. Song sự kiện triều Nguyễn kế tiếp triều Tây Sơn củng cố
độc lập dân tộc, thống nhất quốc gia là mốc son lịch sử.
Tình hình trong nước và khu vực, cũng như quốc tế hồi đó đặt đất nước ta và chính
quyền nhà Nguyễn trước những khó khăn, thách thức lớn. Độc lập dân tộc và chủ quyền lãnh
thổ quốc gia thống nhất vẫn luôn bị đe dọa từ bên ngoài. Trên cơ sở nền tảng quốc gia thống
nhất đã được xây dựng từ triều Tây Sơn và những triều đại trước đó, triều Nguyễn tiếp tục
công cuộc xây dựng đất nước, trước hết là quan tâm đến vấn đề củng cố độc lập dân tộc, bảo
vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia thống nhất.
Dưới các vua triều Nguyễn, vấn đề độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền thống nhất quốc
gia được quan tâm, gắn với tình hình đất nước trong từng giai đoạn, từng thời kỳ lịch sử của
mỗi triều vua nắm quyền. Mặc dù còn có những hạn chế, song với một số quan điểm, chủ
trương và các chính sách, trong đó liên quan đến quân sự, quốc phòng được ban hành đã giúp
triều Nguyễn tăng cường sức mạnh quân sự, quốc phòng để bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ quốc
gia thống nhất của Việt Nam, góp phần vào sự tồn tại và phát triển của đất nước. Vì thế, xác
định rõ tư tưởng độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ
biên giới trên bộ và chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, cũng là một trong những điểm cần lưu
ý khi nghiên cứu về tư tưởng quân sự thời Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX.
Cũng như các triều đại trước đây, triều Nguyễn nhận thức biên giới trên bộ, nhất là
phía Bắc và phía Nam là “phên dậu”, "cổ họng", là nơi "quan yếu” của đất nước và coi bảo vệ
biên giới là nhiệm vụ hàng đầu, mang tính sống còn của đất nước. Trong xây dựng và bảo vệ