LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 2 - Trang 219

chủ quyền biên giới quốc gia, triều Nguyễn hết sức coi trọng chiến lược giữ dân, nắm dân để
giữ đất; đồng thời tranh thủ các tù trưởng thiểu số và cử quan lại lên nắm quyền ở một số nơi
trọng yếu, nhằm mở rộng ảnh hưởng và quản lý của triều đình đối với các dân tộc thiểu số ở
vùng biên giới. Ngay từ những năm đầu thế kỷ XIX, triều Nguyễn đã có một số chủ trương,
biện pháp bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia thống nhất. Trước hết là bảo vệ chủ quyền lãnh
thổ quốc gia trên bộ. Đối với vùng biên giới phía Bắc, triều Nguyễn hết sức coi trọng vấn đề
tiếp tục củng cố sự ổn định tình hình giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc, như những năm
trước đây. Ngay sau khi lên ngôi vua, Gia Long cử một đoàn sứ thần gồm Trịnh Hoài Đức làm
chánh sứ, Ngô Nhân Tịnh và Hoàng Ngọc Uẩn làm phó sứ sang nhà Thanh. Đây là đoàn sứ
thần đầu tiên của triều Nguyễn sang, mở đầu mối bang giao hai nước đầu thế kỷ XIX, trong
đó nhằm mục đích duy trì sự ổn định quan hệ giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc. Nhằm
củng cố ảnh hưởng của triều đình đối với các dân tộc thiểu số trên các vùng biên giới, tháng 8
năm Kỷ Sửu (1829), vua Minh Mạng ra lệnh bãi bỏ quyền thế tập của tù trưởng ở các châu,
huyện thuộc Tuyên Quang, Lạng Sơn, Cao Bằng và thay thế bằng các chức thổ tri châu, thổ tri
huyện và thổ lại mục. Năm Bính Thân (1836), triều Nguyễn lệnh đặt tri phủ ở hai phủ Yên
Ninh và Yên Bình thuộc Tuyên Quang. Phủ Yên Ninh kiêm lý huyện Vĩnh Điện và quản lý ba
huyện, châu Chiêm Hóa, Vị Xuyên, Để Định. Phủ Yên Bình kiêm lý Thu Châu, thống nhiếp
ba châu Hàm Yên, Lục Yên và Vĩnh Tuy.

Để tăng cường lực lượng, vua Minh Mạng ra chỉ dụ cho Tuyên Quang tuyển binh lính;

đổi đồn Bắc Kạn thuộc Tuyên Quang làm đồn Tuyên Tĩnh ở xã An Lăng, huyện Để Định.
Nhân dân hai huyện Để Định và Vĩnh Điện, cứ 10 đinh đến tuổi trưởng thành (18 tuổi) lấy
một; từ Đường Âm đến An Quang 13 xã, có số đinh hơn 260 người, được tuyển 26 người. Số
giản binh của châu, huyện thuộc hạt trước là 169 người, dồn làm 3 đội Tuyên Quang nhất, nhị,
tam, mỗi đội 50 người; số còn lại 19 người hợp với 26 người mới tuyển thành đội tứ. Tháng 9-
1844, triều Nguyễn lệnh cho quan tỉnh Cao Bằng tuyển thêm binh lính người địa phương. Số
lính tuyển lần này cùng với số lính thừa ra ở cơ Cao Hùng được lập thành cơ Cao Dũng. Như
vậy, Cao Bang có hai cơ Cao Hùng và Cao Dũng.

Nhằm đáp ứng với nhiệm vụ bảo vệ biên giới ở mỗi địa phương, tháng 6 năm Quý Sửu

(1853), triều Nguyễn cho dời bảo Bắc Nam đến xã Hoàng Mông (Quảng Yên) và đặt thêm ba
bảo An Lương, Binh Liêu, Kiên Bản (nơi quân phiến loạn nhà Thanh hay đi qua). Mỗi bảo do
50 binh lính địa phương đóng giữ. Cùng thời gian này, vua Tự Đức chuẩn y cho án sát sứ
Tuyên Quang là Bùi Duy Kỳ, lập đội hương binh gồm người Dao, Mông để canh phòng vùng
biên giới của đất nước; đồng thời lệnh lập các chòi canh gác ở hai tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn,
giáp giới với nước Trung Quốc và cấp khí giới cho dân ở các làng xã vùng biên giới, sẵn sàng
đối phó với giặc cướp phá từ bên kia tràn sang.

Để tăng cường khả năng phòng giữ vùng biên giới, triều Nguyễn rất chú ý đến việc

trang bị vũ khí cho quân lính đóng giữ ở các địa phương trọng yếu biên giới. Năm Nhâm Thìn
(1832), vua Minh Mạng ra lệnh tổ chức chế tạo vũ khí và cờ trạm cấp cho các trạm ở Quảng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.