LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 2 - Trang 217

Nền văn học dân tộc dưới triều Nguyễn cũng có bước phát triển quan trọng. Những tác

phẩm bằng tiếng Nôm xuất hiện, tiêu biểu là Truyện Kiều của Nguyễn Du. Ngoài ra còn có
nhiều tác giả nổi tiếng như: Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát... Sự phát triển của thơ văn Nôm,
cùng thơ văn Hán với những tác phẩm thơ và văn học thời Nguyễn đánh dấu bước phát triển
của nền văn học dân tộc. Nhìn chung, văn hóa thời Nguyễn là sự tiếp tục nền văn hóa Việt
Nam và có đóng góp đáng kể làm phong phú, đa dạng nền văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, do hạn
chế về điều kiện lịch sử và giai cấp, nền văn học thời Nguyễn chưa thể hiện rõ được sự vươn
lên mạnh mẽ của con người, tinh thần dân tộc, trong đó có tư tưởng quân sự.

Như vậy, "trong hoàn cảnh mới rộng dài về cương vực lãnh thổ, những tập đoàn phong

kiến cát cứ không còn, mâu thuẫn nội bộ vương triều đã được hòa giải, nền độc lập được bảo
toàn, vương triều Nguyễn bước vào củng cố nền độc lập thống nhất... Nhà Nguyễn từ thời vua
Gia Long trở đi đã chú trọng ở cả Nam lẫn Bắc, ở tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội”

14

. Triều Nguyễn đã có những tư tưởng tiến bộ trong việc củng cố chế độ chính trị

xây dựng kinh tế, phát triển văn hóa, xã hội, góp phần củng cố, đảm bảo quốc gia thống nhất.
Song nhìn chung, những quan điểm, tư tưởng của triều Nguyễn không đáp ứng yêu cầu của xã
hội, kìm hãm đất nước phát triển. Mâu thuẫn giữa các tầng lớp trong xã hội, trong đó chủ yếu
là giữa nông dân với tập đoàn phong kiến thống trị họ Nguyễn ngày càng sâu sắc, dẫn đến
phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân, chủ yếu là nông dân diễn ra liên tục, quyết
liệt. Thế nhưng, "cũng như nông dân thời Tây Sơn, xã hội Việt Nam chưa có một giai cấp mới
ra đời, do đó, các phong trào nông dân không đủ điều kiện để xóa bỏ chế độ phong kiến"

15

.

Trong bối cảnh chung tình hình thời Nguyễn thể hiện trên các lĩnh vực chính trị, kinh

tế, văn hóa, xã hội như trên, thì tư tưởng quân sự cũng chịu ảnh hưởng nhất định, không thể
vượt qua được khuôn khổ của chế độ phong kiến để có được tư tưởng quân sự tiến bộ như
mong muốn. Song việc hình thành và tồn tại tư tưởng quân sự thời Nguyễn, cũng có một số
mặt tác dụng nhất định đối với việc củng cố, xây dựng tiềm lực quân sự, bảo vệ chủ quyền
lãnh thổ quốc gia Việt Nam thống nhất trong nửa đầu thế kỷ XIX.

II- TƯ TƯỞNG QUÂN SỰ

1. Về độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biên giới trên bộ và biển, đảo của Tổ quốc

- Quan tâm vấn đề độc lập, dân tộc thống nhất đất nước và bảo vệ chủ quyền quốc gia

trên bộ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.