LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 2 - Trang 215

khổ cực, tiềm lực kinh tế đất nước không phát triển được. Vì thế, lượng dự trữ hậu cần quốc
gia hạn chế, không đủ sức bảo đảm cho quân đội, nhất là nguồn dự trữ để đương đầu trước
cuộc tiến công xâm lược từ bên ngoài.

c) Phát triển văn hóa, giáo dục

Nhằm phát triển văn hóa, triều Nguyễn chú trọng đến việc học hành và thi cử. Hệ

thống trường học được thiết lập trong cả nước. Năm 1820, vua Gia Long đặt trường Quốc Tử
Giám ở Huế, trường học lớn nhất để tuyển chọn con cháu quan lại và những người giỏi ở các
địa phương, nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước. Tập Thiện Đường là nơi dành cho hoàng tử,
Tôn Học Đường (lập dưới thời Tự Đức) là nơi các hoàng thân và con cháu dòng họ Nguyễn
theo học. Ở các tỉnh đặt quan đốc học phụ trách việc học. còn mỗi phủ đặt một quan giáo thụ,
mỗi huyện đặt một quan huấn đạo. Đốc học, giáo thụ, huấn đạo được tuyển chọn từ các cựu
thần, cùng những người từng thi đỗ trong các kỳ thi hương, thi hội và tiến sĩ triều Nguyễn.

Cùng tồn tại với hệ thống trường của nhà nước, còn có một số lớp học tư mở ở các

làng, xã, do những hưu quan, những người đỗ đạt, nhưng không ra làm quan, đảm nhiệm dạy
học.

Chế độ thi cử dưới triều Nguyễn tổ chức gồm có: thi Hương, thi Hội, thi Đình. Năm

Đinh Mão (1807), vua Gia Long mở kỳ thi Hương đầu tiên. Đến năm Nhâm Ngọ (1822), vua
Minh Mạng mở kỳ thi Hội, thi Đình đầu tiên. Thời kỳ đầu, triều Nguyễn dùng chữ Nôm, đến
thời vua Minh Mạng, việc học tập, thi cử và trong văn thư hành chính đều dùng chữ Nho. Tuy
nhiên, nội dung đào tạo và hình thức thi cử không có cải cách gì nhiều so với các triều đại
trước đó. Ngoài những trường do nhà nước mở, bất kỳ người nào có học lực khá, cũng có thể
mở trường tư dạy học, hoặc dạy tại nhà thầy. Nhờ vậy, việc học hành được mở rộng, góp phần
phát triển nền giáo dục của đất nước.

Đồng thời với trường dạy văn, triều Nguyễn còn mở một số trường dạy võ. Nội dung

học gồm: tập xách nặng, nhảy, côn, đao, quyền, khiên, tập bắn và cả cách xem ngày giờ về
thiên văn. Cũng như bên văn, thi võ được tổ chức theo hai bậc gồm: thi Hương và thi Hội. Khi
bàn đến việc đặt khoa thi võ và dựng bia võ công, năm Bính Thân (1836), vua Minh Mạng ra
dụ "Điều cốt yếu trong việc trị nước là phải làm cả văn, lẫn võ". Đến năm Đinh Dậu (1837),
vua Minh Mạng ra lệnh mở kỳ thi Hương và thi Hội về võ, định lệ mở kỳ thi Hương võ vào
các năm Dần, Thân, Tỵ, Hợi và thi Hội võ vào các năm Tý, Mão, Ngọ, Dậu.

Dưới triều Nguyễn, chế độ học hành và thi cử được tổ chức khá quy củ, chặt chẽ theo

một hệ thống, từ trung ương đến các địa phương trong cả nước, nhưng về nội dung không có
gì mới so với các thời trước. Vì thế, nền giáo dục khoa cử dưới triều Nguyễn không đạt được
thành tựu như các triều đại trước. Nhân tài thực sự cống hiến cho đất nước, trong đó cả nhân
tài về tư tưởng quân sự là rất hạn chế. Đội ngũ quan lại, trong đó quan võ dưới triều Nguyễn,
từ trung ương xuống địa phương không đáp ứng được yêu cầu xây dựng quân đội mạnh, chỉ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.