LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 2 - Trang 216

huy tài giỏi để đối phó với các thế lực thù địch trong nước và thủ đoạn phá hoại của các nước
tư bản phương Tây, nhất là Pháp đang âm mưu xâm lược khi có thời cơ.

Để củng cố địa vị thống trị, triều Nguyễn tuyên truyền tư tưởng Nho giáo, dưới danh

nghĩa khôi phục "thuần phong mỹ tục". Hằng năm, vào dịp đầu xuân, hay dịp thượng thọ, các
vua triều Nguyễn đều ban ân chiếu, huấn dụ nhân dân cả nước giữ gìn "thuần phong mỹ tục".
Đặc biệt, Minh Mạng soạn Mười điều huấn dụ

13

, đồng thời cử đình thần soạn bộ Khâm định

nhân sự kim giám, nhằm dạy dân chăm giữ “luân thường đạo lý” của dân tộc. Tiếp đó, vua Tự
Đức diễn "Mười điều huấn dụ” đó ra âm văn Nôm, gọi là “Thập điều diễn ca" để truyền bá
rộng rãi tư tưởng Nho giáo trong nhân dân. Mặt khác, triều Nguyễn đặt lệ thưởng, biểu dương
các địa phương thực hiện đúng những điều răn dạy của triều đình. Vua Minh Mạng ban biểu
"Nghĩa dân” cho 37 xã, thôn ở tỉnh Cao Bằng không theo Nông Văn Vân khởi nghĩa chống
triều đình. Vua Tự Đức ban sắc thiên tục khả phong cho hai làng An Nghiệp, Mậu Tài ở Phúc
Yên, bởi trong làng "yên ấm, phong tục thuần hậu”.

Triều Nguyễn chú trọng đến việc sưu tầm, biên soạn một số tác phẩm lịch sử, địa lý.

Ngay từ những năm đầu thế kỷ XIX, vua Gia Long sai quan các địa phương sưu tầm dã sử về
triều Lê và triều Tây Sơn để sửa lại quốc sử. Đến thời Minh Mạng, đặt Quốc sử quán, cử các
quan văn nhất, nhị phẩm làm tổng tài, phó tổng tài và một số quan khác sưu tầm, tổng hợp các
chuyện làm quốc sử. Những tác phẩm lớn của Quốc sử quán biên soạn về lịch sử dân tộc cũng
như lịch sử triều Nguyễn: Khâm định Việt sử thông giám cương mục (52 quyển) ghi lại lịch sử
dân tộc, từ thời Hồng Bàng đến triều Tây Sơn; Đại Nam thực lục chính biên (453 quyển) ghi
lịch sử triều Nguyễn từ vua Gia Long đến vua Tự Đức; Đại Nam liệt truyện chép về chuyện
cá nhân các nhân vật lịch sử từ thời chúa Nguyễn đến thời các vua triều Nguyễn... Ngoài ra,
các nhà sử học đương thời còn nghiên cứu, biên soạn nhiều tác phẩm có giá trị, tiêu biểu là
Phan Huy Chú có Lịch triều hiến chương loại chí (49 quyển)... và một số công trình nghiên
cứu giá trị khác.

Về địa lý, năm Quý Hợi (1803), vua Gia Long cử binh bộ thượng thư Lê Quang Định

thống kê về sông, suối, núi, đường sá, cầu, chợ, phong tục, thổ sản khắp các trấn, các doanh từ
Lạng Sơn đến Hà Tiên thành sách Nhất thống dư địa chí, đến năm Bính Dần (1806) thì soạn
xong, gồm 10 quyển. Năm Tân Mão (1811), vua Gia Long cử tham tri bộ công Nguyễn Đức
Huyền và tả tham tri Đoàn Viết Nguyên soạn Duyên hải lục (hai quyển), ghi chép tất cả 4
doanh, 15 trấn ven biển từ Móng Cái đến Hà Tiên và 143 cửa biển. Bên cạnh những tác phẩm
nghiên cứu của cả nước như Phương Đình dư địa chí của Nguyễn Văn Siêu, Hoàng Việt
địa chí
của Phan Huy Chú… còn có các tác phẩm nghiên cứu có giá trị về từng địa phương
(địa phương chí) như Nghệ An ký của Bùi Dương Lịch, Gia Định thành thông chí của Trịnh
Hoài Đức... Triều Nguyễn ban thưởng cho một số tác giả đã soạn ra những tác phẩm có giá trị
như: Phan Huy Chú với bộ Lịch triều hiến chương loại chí, Trịnh Hoài Đức với Giá Định
thành thống chí, Minh bột di hoàn văn thảo...,
đánh dấu bước phát triển về lĩnh vực lịch sử,
địa lý.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.