Đối với nền kinh tế hàng hóa và các nghề thủ công có bước phát triển nhất định. Thế
nhưng, một số chính sách triều Nguyễn đề ra đã gây khó khăn và cản trở việc phát triển, lưu
thông, mở rộng thị trường hàng hóa trong nước, và cả với một số nước trong khu vực và trên
thế giới.
Về thủ công nghiệp, triều Nguyễn duy trì thuế rất nặng đối với nhiều sản phẩm của các
nghề thủ công. Triều Nguyễn thường tập trung thợ lành nghề vào sản xuất trong các xưởng
thủ công, do nhà nước quản lý. Ngoài ra, những quy định khắt khe của triều Nguyễn về trang
phục, đồ dùng nhà ở
10
để phân biệt các đẳng cấp trong xã hội, cũng là yếu tố gây hạn chế sự
phát triển của các nghề thủ công, nhất là một số nghề thủ công truyền thống ở các địa phương.
Nghề khai mỏ tiếp tục phát triển, nhưng chủ yếu là ở miền núi. Nhằm thâu tóm nguồn
lợi ngành khai mỏ trong tổng số 139 mỏ, triều Nguyễn giành quyền khai thác những mỏ kim
loại quý, trữ lượng lớn. Nhà nước thường huy động hàng trăm, thậm chí hàng nghìn nhân
công gồm binh lính và dân phu tham gia khai thác; đồng thời nắm độc quyền mua bán các kim
loại quý như vàng, bạc, chì, thiếc... với giá thu mua quá thấp so với giá thị trường. Vì thế, có
lúc một số mỏ do tư nhân khai thác phải đóng cửa, ảnh hưởng đến sản lượng nghề khai mỏ
của cả nước.
Trước yêu cầu mở rộng lưu thông hàng hóa trong nước, nhất là về hành chính và quân
sự, triều Nguyễn nâng cấp và xây dựng hệ thống đường giao thông thủy, bộ từ Huế đi tới các
tỉnh trong cả nước. Thế nhưng, chính một số chính sách của triều Nguyễn thực thi đã cản trở
việc mở rộng thị trường trong nước, kìm hãm sự phát triển của kinh tế hàng hóa; trong đó điển
hình nhất là chế độ thu thuế gây ra rất nhiều phiền nhiễu. Chẳng hạn, gạo vận chuyển trên
đường từ Nam Định vào Nghệ An phải 9 lần nộp thuế. Có lúc, triều Nguyễn sợ dân tụ họp
đông nổi dậy, cũng ra lệnh cấm họp chợ. Nhiều thành thị và thương cảng không còn là những
nơi đông đúc, buôn bán hàng hóa, nên thương mại không phát triển
11
.
Về quan hệ buôn bán với nước ngoài, hầu như các nước phương Tây đến đặt quan hệ
thương mại, đều bị triều Nguyễn khước từ, nhưng lại tổ chức một số thuyền buôn sang các
nước Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Inđônêxia... mua các hàng hóa xa xỉ và một số vũ khí
phục vụ đời sống sa hoa của đội ngũ quan lại triều đình Huế, không có tác dụng phát triển
kinh tế hàng hóa của đất nước.
Nhìn chung, kinh tế thời Nguyễn đã đạt "một số thành tựu khai hoang, thủy lợi phát
triển nông nghiệp..., nhất là vùng đồng bằng Nam Bộ và vùng đồng bằng ven biển Bắc Bộ. Hệ
thống giao thông thủy, bộ phát triển mạnh, nhất là hệ thống kênh đào ở Nam Bộ và hệ thống
đường dịch trạm, nối liền Kinh đô Huế với các trấn, tỉnh trong cả nước"
12
. Các nghề thủ công
nghiệp, khai mỏ, kinh tế hàng hóa, ngoại thương có một số mặt được khôi phục, phát triển.
Tuy nhiên, về thực chất, dưới triều Nguyễn nền kinh tế nước ta thuộc loại nghèo nàn, kém
phát triển. Triều Nguyễn chỉ lo khôi phục quyền lợi dòng họ, tăng cường áp bức, bóc lột nhân
dân bằng các chế độ thu tô thuế, lao dịch, binh dịch, đời sống của các tầng lớp nhân dân rất