LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 2 - Trang 212

Kinh đô, quân ở các địa phương đến mức tối đa để đàn áp nhân dân nổi dậy. Việc làm đó của
triều Nguyễn không những ảnh hưởng đến việc củng cố quốc gia thống nhất, mà còn làm tổn
hại sức mạnh đoàn kết thống nhất của dân tộc, trong đó có sức mạnh quân sự, hạn chế đến tư
tưởng quân sự, không thể tăng cường được khả năng bảo vệ đất nước trước họa ngoại xâm
đang đến gần

9

.

b) Khôi phục và phát triển kinh tế

Sau khi thiết lập được vương triều của mình, triều Nguyễn bắt đầu chú ý đến việc củng

cố, xây dựng nền kinh tế đất nước. Thế nhưng, cơ sở kinh tế sau nhiều năm xung đột quân sự
cả ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, vốn đã nghèo nàn, lạc hậu vẫn chưa được triều Nguyễn
chăm lo xây dựng và phát triển, mà có mặt còn bị hạn chế, thậm chí thụt lùi hơn so với các
triều đại trước đây. Dưới triều Nguyễn, mọi thành quả về kinh tế mà nhân dân đấu tranh giành
được ở triều Tây Sơn đều bị tước đoạt. Chính quyền nhà Nguyễn chỉ lo khôi phục và củng cố
quyền lợi giai cấp địa chủ, tăng cường áp bức, bóc lột bằng các chế độ thu tô thuế, lao dịch,
binh dịch... đối với mọi tầng lớp nhân dân, nhất là nông dân.

Về tình hình ruộng đất và sản xuất nông nghiệp: Gia Long ra lệnh tịch thu toàn bộ

ruộng đất của những người theo Tây Sơn, kể cả số ruộng đất trước đây triều Tây Sơn đã chia
cho dân nghèo và cấp lại cho chủ cũ. Đây chính là hành động tước đoạt thành quả đấu tranh
của nông dân và chỉ đem lại hiệu quả phục hồi, củng cố chế độ sở hữu ruộng đất của giai cấp
địa chủ, chỗ dựa chủ yếu của triều Nguyễn. Vì thế, triều Nguyễn ra sức củng cố chế độ sở hữu
ruộng đất có nhà nước, dưới hình thức ruộng đất công của làng xã và chế độ quân điền.

Năm 1804, triều Nguyễn ban hành chế độ quân điền, trong đó quy định thời hạn chia

ruộng đất, rút xuống 3 năm và đối tượng được chia ruộng đất ưu đãi quan lại và quân đội.
Theo điều lệ quân điền, quan trên nhất phẩm được chia 118 phần, đến cửu phẩm được chia 8
phần, quân lính được chia từ 7 đến 9 phần và dân thường được chia từ 3 đến 6 phần. Nhà
Nguyễn còn ban hành ruộng khẩu phần của làng xã, thay thế chế độ lộc điền trước đây. Đối
với quân đội, ngoài ruộng khẩu phần còn được cấp lương điền từ 7 sào đến 1 mẫu.

Dưới triều Nguyễn, tình trạng địa chủ, cường hào chiếm đoạt ruộng đất ngày càng phổ

biến. Nông dân là nạn nhân bị cướp đoạt ruộng đất nhiều nhất. Ngoài ra, ruộng đất công của
làng xã cũng bị xâm lấn. Người nông dân chỉ còn lại một số ít ruộng đất kém màu mỡ, năng
suất canh tác thấp. Trước tình hình đó, triều Nguyễn có lúc phải đề ra một số biện pháp, nhằm
hạn chế tình trạng địa chủ, cường hào chiếm đoạt ruộng đất của nông dân, nhưng rốt cuộc đều
không hiệu quả.

Về chính sách tô thuế, triều Nguyễn chia cả nước ra những khu vực đánh thuế khác

nhau và duy trì sự khác biệt giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài. Mặc dù thuế ruộng tư gần như
nhau, nhưng tô thuế ruộng đất công các địa phương thuộc Đàng Ngoài cũ phải nộp nhiều hơn
Đàng Trong cũ khoảng 2 lần. Những người có ruộng tư chủ yếu là giai cấp địa chủ, cường hào

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.