LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 2 - Trang 211

Nguyễn phải huy động quân đội ở Bắc Thành (Bắc Bộ), Thanh Hóa, Nghệ An và một phần
lực lượng vệ quân ở Kinh đô Huế tới đàn áp. Cuộc khởi nghĩa thất bại, nhưng dân gian vẫn
lưu truyền một bài vè ca ngợi Phan Bá Vành và cuộc chiến đấu bền bỉ của nghĩa quân.

Bên cạnh đó, ở miền núi có các cuộc khởi nghĩa của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng,

Thái ở vùng miền núi phía Bắc, dân tộc Mường ở Thanh Hóa, Nghệ An, các dân tộc Tây
Nguyên, dân tộc Chăm ở Nam Bộ. Tiêu biểu trong số này là cuộc khởi nghĩa ở Cao Bằng, do
Nông Văn Vân lãnh đạo diễn ra trong 2 năm (1833-1835), thu hút đông đảo các dân tộc thiểu
số tham gia; trong đó, có lần đánh chiếm các tỉnh thành Tuyên Quang, Cao Bằng, uy hiếp các
tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Yên... Nghĩa quân Nông Văn Vân còn liên kết với nghĩa
quân ở Sơn Tây tiến đánh Hà Nội, Bắc Ninh. Triều đình phải điều quân ở các tỉnh Bắc Kỳ và
Trung Kỳ đến đàn áp mới dập tắt được.

Trong giai cấp phong kiến, một số quan lại, thổ hào địa phương, nhất là một số nho sĩ

có khí tiết, vì quyền lợi của nhân dân đã đứng lên cùng nhân dân đấu tranh chống lại những
bất công do triều Nguyễn gây ra. Trong số đó có Cao Bá Quát quê ở Gia Lâm (ngoại thành Hà
Nội). Dưới danh nghĩa "phù Lê", tháng 9-1854, Cao Bá Quát suy tôn Lê Duy Cự (hậu duệ nhà
Lê), tự xưng quốc sư kêu gọi nhân dân nổi dậy, được nhiều tù trưởng các dân tộc vùng Sơn
Tây, Hòa Bình tham gia. Nghĩa quân dự định đánh chiếm Hà Nội để từ đó phát triển sang các
tỉnh khác, nhưng kế hoạch bị lộ, cuộc khởi nghĩa chỉ diễn ra ở các vùng Mỹ Đức, Ứng Hòa,
Thanh Oai (Hà Tây), Tam Dương (Phú Thọ), Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc). Bị triều đình tập trung
quân đến đàn áp, Cao Bá Quát hy sinh (1855), quân khởi nghĩa tiếp tục hoạt động đến năm
1856 thì tan rã.

Đặc biệt, trong phong trào nổi dậy chống triều Nguyễn còn có cả những người thuộc

hàng ngũ thân thuộc của quan lại cao cấp, trụ cột triều đình. Đó là cuộc khởi nghĩa của Lê
Văn Khôi ở Gia Định (1833-1835) xuất phát từ mâu thuẫn giữa các phe phái trong triều đình
(cha nuôi Lê Văn Khôi là Lê Văn Duyệt, tổng trấn Gia Định, có mưu đồ chống đối, sau khi bị
vua Minh Mạng tử tội cả gia đình). Tháng 6 năm Quý Tỵ (1833), Lê Văn Khôi cùng những
người đồng mưu phát động binh lính nổi dậy, phá nhà lao, rồi trang bị khí giới cho tù nhân,
đánh chiếm thành Phiên An (thành Gia Định), tự xưng Bình Nam đại nguyên soái, phát hịch
kêu gọi nhân dân tham gia khởi nghĩa. Trong một tháng, nghĩa quân mở rộng địa bàn hoạt
động chiếm 6 tỉnh Nam Kỳ, chủ trương lập chính quyền riêng, được giáo dân và giáo sĩ
phương Tây ủng hộ. Triều đình phải huy động các đạo quân lớn đến đàn áp mới chiếm lại
được các tỉnh bị mất. Đầu năm Giáp Ngọ (1834), Lê Văn Khôi ốm chết, nghĩa quân hoạt động
đến tháng 7 năm Ất Mùi (1835) thì tan rã.

Như vậy, trong nửa đầu thế kỷ XIX, hầu như năm nào cũng có các cuộc nổi dậy của

nhân dân chống chính quyền nhà Nguyễn. Để ổn định trật tự xã hội, triều Nguyễn không thực
hiện thay đổi những chính sách tiến bộ có lợi cho dân, cho nước, mà chỉ dùng biện pháp chính
là sức mạnh quân sự để trấn áp. Có những lúc lực lượng quân sự phải huy động cả quân ở

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.