thêm Viện cơ mật, gồm 4 quan đại thần ở các bộ sung vào để bàn bạc việc nước, việc quân.
Về ban võ, trên có 5 phủ đô thống trông coi 5 quân (Trung, Tiền, Hậu, Tả, Hữu), đứng
đầu mỗi phủ là đô thống chưởng phủ sự, rồi thống chế, chưởng vệ. Đây là những quan có thực
quyền trong triều đình, nhưng đều đặt dưới quyền thống lĩnh của vua. Trong đạo luật Gia
Long, về Bộ Lại, Điều 48 ghi: "Quan văn không được phong công hầu, trừ người lúc sống có
công lớn, ngoài ra làm tướng võ đánh dẹp, vào triều đình làm tướng văn, tận trung báo nước,
lúc chết được truy phong”
7
.
Đối với chính quyền ở các địa phương, đứng đầu tỉnh là chức tổng đốc (tỉnh lớn), hoặc
tuần phủ (tỉnh nhỏ), giúp việc có các chức bố chánh, án sát, lãnh binh. Dưới tỉnh, đứng đầu
phủ, huyện, châu là tri phủ, tri huyện, tri châu. Ngoài ra còn có quan giữ chức quản phụ và các
quan giữ chức chuyên môn như doanh điền sứ, hà đê sứ... Hầu hết quan lại các cấp ở tỉnh phủ,
châu, huyện đều thi cử đỗ đạt và được triều đình bổ nhiệm (trừ chức tổng đốc, do quan võ có
quân công đảm nhiệm).
Trên địa bàn vùng miền núi xa triều đình, triều Nguyễn vẫn theo lệ cũ, dùng các tù
trưởng thiểu số làm tri phủ, tri châu, tri huyện, huyện thừa. Ở những vùng sâu, vùng xa đặt
thêm chức phòng ngự sứ, giao cho một tù trưởng có thế lực nắm giữ như: Phòng ngự sứ Chiêu
Nội (Trấn Ninh), phòng ngự sứ Nguyễn Văn Vinh (Bình Thuận, Bình Định); đồng thời triều
đình cử một quan lên làm chiêu thảo sứ. Ở những vùng đồng bào các dân tộc hay nổi dậy,
triều đình đặt một quan phủ man sứ phụ trách đánh dẹp, phủ dụ. Ngoài ra, triều Nguyễn thực
hiện chế độ lưu quan. Triều đình thường cử một số quan lên các phủ, châu, huyện miền núi để
trực tiếp nắm, quản lý, kiểm soát, hạn chế quyền lực của các tù trưởng, lang đạo, thổ ty và đặt
các ty tuần trưng thu thuế, hàng hóa, nắm các sản vật và quản lý kinh tế các địa phương miền
núi.
Bộ máy chính quyền thấp nhất là ở tổng và xã. Tổng (gồm một số xã gần nhau hợp
lại), có chánh tổng, phó tổng làm cấp trung gian giữa huyện và xã. Chánh tổng, phó tổng đều
là những hào trưởng địa phương được các lý trưởng, phó lý các xã cử ra, hoặc là một lý
trưởng lâu năm được quan tỉnh đặc cách bổ nhiệm. Những chánh tổng làm việc lâu năm, được
sắc phong từ bát phẩm trở lên có thể được cử lên tỉnh làm hậu bộ, hoặc phái đi làm quan ở địa
phương khác trong tỉnh. Chánh tổng, phó tổng còn có quyền xét xử việc kiện tụng nhỏ trong
tổng, nên còn gọi là chánh tổng dân quan. Cấp xã có lý trưởng, phó lý, do kỳ lão và chức sắc
trong xã bầu ra, được quan phủ, huyện công nhận và quan tỉnh phê chuẩn. Các hương chức
khác trong xã, do xã cử ra, được quan phủ phê chuẩn. Hương lý có trách nhiệm giữ gìn trật tự,
an ninh và định đoạt mọi công việc trong xã.
Với việc cải cách, sắp xếp lại đơn vị hành chính ở các địa phương gồm tỉnh, phủ, châu,
huyện, tổng, xã, triều Nguyễn đã hoàn chỉnh bộ máy chính quyền thống nhất, từ trung ương
đến tổng, xã trong cả nước. Hệ thống chính quyền triều Nguyễn được tổ chức, xây dựng chặt
chẽ theo khuynh hướng giảm bớt quyền lực quan lại địa phương, tập trung quyền lực vào