được hưởng chế độ thuế tương đối thống nhất, còn người cày ruộng đất công phải nộp mức độ
khác nhau.
Triều Nguyễn duy trì chế độ lao dịch, bóc lột sức lao động của nhân dân rất nặng nề.
Hằng năm, người dân phải đi lao dịch bắt buộc 60 ngày không công, những lúc cần thiết mức
huy động số ngày lao dịch tăng gấp đôi. Để tăng cường bảo vệ và liên lạc giữa các khu vực
trọng yếu, triều Nguyễn chủ trương xây dựng thành lũy ở các tỉnh và mở rộng hệ thống đường
sá giao thông thủy, bộ giữa các địa phương. Đồng thời, huy động lực lượng xây dựng cung
điện, lăng tẩm của vua và dinh thự cho quan lại.
Nửa đầu thế kỷ XIX, kinh tế nông nghiệp nước ta không phát triển và ngày càng sa
sút, do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu nhất là do giai cấp địa chủ chiếm đoạt ruộng đất
của nông dân ngày càng tăng và chính sách bóc lột của triều Nguyễn đối với nhân dân rất
nặng nề. Mặt khác, nhà Nguyễn không chú ý đến việc bảo vệ đê điều và xây dựng các công
trình thủy lợi, trong khi nạn lũ lụt, hạn hán liên tiếp xảy ra, gây hậu quả nghiêm trọng đến sản
xuất nông nghiệp. Riêng đê sông Hồng, đoạn ở huyện Khoái Châu (Hưng Yên), dưới triều Tự
Đức bị vỡ 10 năm liền. Cả một vùng đồng ruộng rộng lớn, cư dân trù mật biến thành bãi lầy
hoang vu... Ruộng đồng bỏ hoang, nhân dân phiêu bạt, xóm làng hoang vắng diễn ra ở nhiều
vùng nông thôn kể cả phía Bắc và phía Nam.
Trước tình hình đó, triều Nguyễn đề ra chính sách khẩn hoang với nhiều hình thức,
trong đó đáng lưu ý là đồn điền và doanh điền. Chính sách khẩn hoang được thực hiện từ triều
Gia Long và được đẩy mạnh dưới triều Minh Mạng. Nhà nước chiêu mộ nhiều dân nghèo và
sử dụng một số tội phạm tổ chức thành những đội, đến các đồn điền để khai hoang, sản xuất,
từng bước ổn định đời sống. Sau khoảng 6-10 năm xây dựng, hình thức đồn điền được xóa bỏ,
cư dân được lập thành thôn ấp trực thuộc khu vực hành chính ở địa phương đó.
Cùng với việc xây dựng đồn điền, triều Nguyễn thực hiện chế độ doanh điền. Đây là
hình thức khẩn hoang theo lối di dân lập ấp, tạo điều kiện cho nhân dân có nơi cư trú, làm ăn
để ổn định đời sống. Người đề ra và thực hiện hiệu quả chính sách này là Nguyễn Công Sứ.
Với cương vị là doanh điền sứ, trong hai năm 1828 và 1829, Nguyễn Công Trứ đã chiêu mộ
dân nghèo đến khai hoang vùng đất ven biển rộng lớn được 40.990 mẫu, lập thành hai huyện
Kim Sơn (Ninh Bình), Tiền Hải (Thái Bình) và hai ông Hoành Thu, Ninh Nhất (Nam Hà) với
4.190 người. Những kinh nghiệm về khai hoang hiệu quả theo hình thức doanh điền của
Nguyễn Công Trứ được triều Nguyễn vận dụng ở nhiều nơi, trong đó tập trung nhất là ở Nam
Kỳ.
Nhờ sức lao động cần cù của nông dân và những cố gắng của chính quyền nhà
Nguyễn, chính sách khẩn hoang theo hình thức đồn điền và doanh điền đã đạt được một số kết
quả quan trọng, góp phần giải quyết cho một bộ phận nông dân có nơi cư trú để xây dựng
cuộc sống. Tuy nhiên, những kết quả này, cùng với một số thành tựu khác đạt được vẫn chưa
thể làm chuyển biến căn bản nền kinh tế của đất nước.